Giáo án KHTN 7 Bài 19: Từ trường - Kết nối tri thức
Giáo án KHTN 7 Bài 19: Từ trường - Kết nối tri thức
Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn có dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.
- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một nam châm.
- Dựa vào ảnh hoặc hình vẽ khẳng định Trái Đất có từ trường.
- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
- Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về lực từ, đường sức từ, từ trường, .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để quan sát được từ phổ, vẽ được đường sức từ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết KHTN: Nêu được khái niệm từ phổ, đường sức từ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Dựa vào tranh ảnh hoặc hình vẽ khẳng định Trái Đất có từ trường.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được hướng địa lý.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về lực từ, từ phổ, có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận nhóm để quan sát được từ phổ, vẽ được đường sức từ
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm quan sát từ phổ, chiều kim nam châm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Thanh nam châm thẳng, nam châm U.
- Tấm bìa hoặc nhựa mia ca, hộp mạt sắt, kim nam châm.
- Phiếu học tập KWL, phiếu học tập Kĩ thuật phòng tranh.
2. Học sinh
- Ôn lại bài học cũ.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu: Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm, trả lời phiếu học tập.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu thêm về nam châm.
b) Nội dung:Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về nam châm.
c)Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện HS trình bày sản phẩm theo nhóm về ứng dụng của nam châm. - GV mời nhóm khác nhận xét và nếu nhóm khác có những ứng dụng hoặc video ấn tượng khác nữa thì mời lên trình bày. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS được mời cử đại diện lên trình bày. - Các nhóm HS khác lắng nghe. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện HS nhóm được mời lên bảng trình bày. - Đại diện HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và kết luận lại 1 số ứng dụng của nam châm. - Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:Nam châm có khả năng hút các vật liệu từ chứng tỏ nó đã tác dụng một lực hút lên các vật. Vậy xung quanh nam châm là không gian gì? Cả lớp sẽ vào tiết học hôm nay để cùng nhau tìm hiểu những kiến thức mới. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn có dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.
b) Nội dung:
Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
H1. Lực từ là gì?
H2. Quan sát kim nam châm khi đóng, ngắt công tắc?
H3. Từ trường là gì?
H4. Phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?
c)Sản phẩm: HS qua hoạt động nhóm 2, phát hiện ra lực từ, từ trường.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu lực từ | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi H1. - GV chiếu lại sơ đồ tư duy về nam châm để HS thấy xuất hiện lực. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất nội dung kiến thức. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét và chốt nội dung: Lực từ - electromagnetism các em sẽ nhìn thấy trên các thông tin về các thiết bị điện tử. |
I. Từ trường - Lực từ: Lực tác dụng của nam châm lên các vật liệu từ và các nam châm khác. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về từ trường | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trả lời H2, H3 và H4. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát làm thí nghiệm Ơ - xtet và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả trong phiếu học tập. GV: Quan sát kim nam châm khi đóng và mở công tắc. HS: Trả lời sau khi quan sát thí nghiệm trên máy. Sau khi HS quan sát TN, GV giới thiệu: Thí nghiệm hình 19.1 được gọi là TN Ơ-xtet. Thí nghiệm của Ơ-xtet về sự liên hệ giữa điện và từ vào năm 1820 đã mở đầu cho bước phát triển mới của điện từ học thế kỷ XIX và XX. Thí nghiệm của Oersted là cơ sở cho sự ra đời của động cơ điện. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có). GV: Vậy từ trường là gì? HS: Từ trường là không gian bao quanh nam châm, bao quanh dây dẫn mang dòng điện. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xétvà chốt nội dung từ trường và cách nhận biết từ trường. |
- Từ trường là không gian bao quanh một nam châm hoặc dây dẫn mang dòng điện. - Dùng kim nam châm phát hiện sự tồn tại của từ trường. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học.
c)Sản phẩm: HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng KWL trên máy. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:Tìm hiểu từ trường phát hiện ở khu vực nào và tác hại.
c)Sản phẩm: Thông tin HS tìm hiểu.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu mỗi nhóm HS tìm hiểu các khu vực xuất hiện từ trường. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS thực hiện theo nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm. GV chiếu thêm hình ảnh khu vực có từ trường và nhấn mạnh thêm thông tin: Hàng ngày chúng ta bị bao quanh bởi từ trường từ rất rất nhiều các thiết bị. Từ trường có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tuần hoàn và nhiều cơ quan khác. Chúng ta cần sử dụng đúng cách nguồn phát ra từ trường, hạn chế mức tối đa thời gian tiếp xúc. |
Hướng dẫn về nhà: - HS ôn tập về lực từ, từ trường.
- Tìm hiểu phần II: Từ phổ + III: Đường sức từ.
TIẾT 2
1. Hoạt động 1: Mở đầu: Nhắc lại nội dung kiến thức lực từ - từ trường thông qua các câu hỏi kiểm tra đầu giờ.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức.
b) Nội dung:Học sinh thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu để khắc sâu kiến thức.
c)Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung các câu hỏi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập chiếu trên máy. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, - HS khác nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét và gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Các em đã biết từ trường là không gian bao quanh nam châm, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy nó, liệu có thể biểu diễn được trực quan hình ảnh của từ trường không? Chúng ta cùng vào tiếp bài 19 tìm hiểu mục II và III. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu
- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một nam châm.
b) Nội dung
- Học sinh làm việc nhóm lớn nghiên cứu thông tin trong SGK, tiến hành làm thí nghiệm, trả lời các câu hỏi sau:
H5. Các mạt sắt sắp xếp thành những đường như thế nào? Ở chỗ nào mạt sắt sắp xếp dày, thưa?
H6. Vì sao gõ nhẹ tấm bìa, các mạt sắt lại sắp xếp thành những đường như vậy?
- Học sinh làm việc nhóm theo kỹ thuật phòng tranh hoàn thành phiếu trả lời, vẽ lại vào giấy A3 và dán lên bảng vị trí nhóm mình. Sau đó các HS quan sát tranh của các nhóm và nêu nhận xét.
c)Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm, kết quả tranh vẽ.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu từ phổ | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm tiến hành thí nghiệm hình 19.2 và hoàn thành phiếu học tập. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm để tiến hành thí nghiệm, thống nhất nội dung phiếu học tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Sau khi các nhóm hoàn thành phiếu học tập GV chiếu lại thí nghiệm cả lớp cùng quan sát để chốt kiến thức. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét và chốt nội dung từ phổ: GV đưa ra hình ảnh tử phổ của nam châm thẳng và nam châm U. |
II. Từ phổ Từ phổ là hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đường sức từ | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS các nhóm thảo luận theo Kĩ thuật phòng trangtheo các yêu cầu sau. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh làm việc nhóm theo kỹ thuật phòng tranh hoàn thành phiếu trả lời, vẽ lại vào giấy A3 và dán lên bảng vị trí nhóm mình. Sau đó, các HS quan sát tranh của các nhóm và nêu nhận xét. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV mời các HS trình bày, nhận xét về tranh của các nhóm bạn. Nhận xét: Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những ĐƯỜNG CONG nối từ cực này sang cực kia của nam châm. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét và chốt nội dung đường sức từ: 1. Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đường sức của từ trường. 2. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam. |
III. Đường sức từ
- Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đường sức của từ trường. - Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:Hệ thống được một số kiến thức đã học về đường sức từ.
b) Nội dung:HS thực hiện cá nhân phần bài tập 1, 2.
c)Sản phẩm: HS trình bày bài vào vở.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân bài 1, bài 2 vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. GV: Căn cứ vào đâu để xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng? HS: Căn cứ vào quy ước: Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam. GV: Quan sát hình 19.6 có nhận xét gì về chiều của đường sức từ của nam châm U. HS: Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong. Ở trong lòng nam châm, đường sức từ gần như là những đường thẳng song song với nhau. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng hình vẽ môt tả trên máy chiếu. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:Tìm hiểu thêm về từ phổ.
c)Sản phẩm: Sản phẩm giao về nhà cho HS.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video chế tạo xe hút đinh để HS khắc sâu kiến thức về nam châm, từ phổ, đường sức từ của nam châm thẳng. - Yêu cầu mỗi nhóm HS tìm hiểu các video tương tự trên youtube (Hoặc tự quay video về nọi dung kiến thức đã học) *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS phân công thực hiện theo nhóm *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm GV giao BTVN: - Ôn tập kiến thức về từ phổ, đường sức từ. - Tìm hiểu phần IV, V bài 19. - Tim hiểu cách làm la bàn đơn giản. |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 19: TỪ TRƯỜNG
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
H1. Lực từ là gì?
…………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….…………………
H2. Quan sát kim nam châm khi đóng, ngắt công tắc?
…………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….…………………
H3. Từ trường là gì?
…………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….…………………
H4. Phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?
…………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….…………………
H5. Các mạt sắt sắp xếp thành những đường như thế nào? Ở chỗ nào mạt sắt sắp xếp dày, thưa?
…………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….…………………
H6. Vì sao gõ nhẹ tấm bìa, các mạt sắt lại sắp xếp thành những đường như vậy?
…………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….…………………
NAM CHÂM | ||
K EM ĐÃ BIẾT |
W EM MUỐN BIẾT |
L EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC |
TIẾT 3
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (tiếp theo)
a) Mục tiêu
- HS nêu được Trái Đất là một nam châm khổng lồ, có hai cực địa từ ở gần hai cực địa lí của Trái Đất.
- HS biết được la bàn là một kim nam châm, khi để la bàn xa các vật liệu từ thì một đầu kim luôn chỉ hướng bắc, một đầu kim luôn chỉ hướng nam.
- HS biết dùng la bản để xác định phương hướng.
b) Nội dung
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 19,7 và 19.8, 19.9 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ theo hướng bắc – nam?
+ Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?
+ La bàn gồm những bộ phận cơ bản nào? Vì sao có thể dùng la bàn để xác định hướng địa lí?
- HS thực hành sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
c)Sản phẩm: HS thảo luận nhóm thực hiện các yêu cầu của GV và rút ra kết luận về từ trường Trái Đất và cách sử dụng la bàn.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu từ trường Trái Đất | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ theo hướng bắc – nam? - GV chiếu hình 19.7, yêu cầu HS quan sát kĩ và giải thích vì sao có thể vẽ các đường sức từ của từ trường Trái Đất với chiều như hình 19.7 SGK. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục IV: Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến về vấn đề GV đặt ra. - HS quan sát hình 19.7 SGK và thông tin trong SGK để giải thích. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung về từ trường Trái Đất và đáp án câu hỏi mục IV SGK: Có thể chứng tỏ Trái Đất có từ trường bằng cách dùng kim nam châm (la bàn) hoặc tìm hiểu về một số loài động vật có thể nhận biết được từ trường Trái Đất để xác định hướng di chuyển. - GV giới thiệu nội dung đọc thêm trong SGK. |
IV. Từ trường Trái Đất - Trái Đất là một nam châm khổng lồ có 2 cực địa từ không trùng với 2 cực địa lí. |
Hoạt động 2.5: Thực hành sử dụng la bàn xác định hướng địa lí | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của la bàn, đồng thời chiếu hình 19.8 SGK. - GV đặt câu hỏi: La bàn gồm những bộ phận cơ bản nào? Vì sao có thể dùng la bàn để xác định hướng địa lí? - GV chiếu bảng 19.1 SGK giới thiệu quy ước kí hiệu trên la bàn. - GV chiếu hình 19.9 SGK, trình bày các bước dùng la bàn để xác định hướng địa lí. - GV yêu cầu HS thực hành xác định phương hướng cửa ra vào lớp học. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân đọc SGK và quan sát hình 19.8 SGK tìm hiểu cấu tạo của la bàn. - HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đặt ra. - HS thực hành xác định hướng cửa ra vào lớp học. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí. |
V. La bàn 1. Cấu tạo La bàn là dụng cụ được dùng để định hướng. Một la bàn thường có: + Kim la bàn (kim nam châm) + Vỏ la bàn + Mặt la bàn 2. Cách sử dụng la bàn xác định hướng địa lí Các bước tiến hành: - Đặt la bàn cách xa nam châm và cácvật liệu có tính chất từ, để tránh tácđộng của các vật này lên kim la bàn. - Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặcđặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng bắc trùng khít vớivạch ghi chữ N trên la bàn. - Đọc giá trị của góc tạo bởi hướngcần xác định hướng trước mặt) sovới hướng bắc trên mặt chia độ củala bàn để tìm hướng cần xác định. |
TIẾT 4
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:GV chiếu một số bài luyện tập về từ trường.
c)Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập (phụ lục). *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên đại diện HS lên trả lời câu hỏi *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời của HS. |
Câu 1. A Câu 2. D Câu 3: 1. Sai; 2. Đúng; 3. Sai; 4. Đúng. Câu 4 Câu 5 Đầu bên phải là cực Bắc (N), đầu bên trái là cực Nam (S). |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
Chế tạo la bàn đơn giản từ các vật dụng: một nam châm mạnh, 2 chiếc kim khâu (hoặc hai đinh ghim) bằng thép; một miếng xốp mỏng; một cốc nhựa hoặc cốc giấy đựng nước.
c)Sản phẩm: HS chế tạo được la bàn đơn giản.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát dụng cụ cho các nhóm để chế tạo la bàn đơn giản và yêu cầu các nhóm tiến hành theo hướng dẫn trong SGK. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau. - GV tổng kết, nhận xét, đánh giá chung. |
* Hướng dẫn về nhà
1. Ôn tập lại các kiến thức bài 19. Từ trường.
2. Làm bài 19 trong SBT.
3. Tìm hiểu trước bài mới: Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản.
PHỤ LỤC
Câu 1: Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình sau là mạnh nhất?
A. Vị trí 1.
B. Vị trí 2.
C. Vị trí 3.
D. Vị trí 4.
Câu 2: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
A. Ở vùng xích đạo.
B. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
C. Chỉ ở vùng Nam Cực.
D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Câu 3: Hãy khoanh vào từ “ Đúng” hoặc “ Sai” với các câu dưới đây nói về từ trường.
STT |
Nói về từ trường |
Đánh giá |
|
1 |
Từ trường của nam châm mạnh ở cực Bắc yếu ở cực Nam. |
Đúng |
Sai |
2 |
Đường sức từ của từ trường Trái Đất là đường cong có chiều từ cực Nam địa lí đến cực Bắc địa lí. |
Đúng |
Sai |
3 |
Hai nam châm đặt đối diện hai cực cùng tên gần nhau, đường sức từ là những đường nối hai cực với nhau. |
Đúng |
Sai |
4 |
Từ trường chỉ có trong khoảng không gian gần nam châm. |
Đúng |
Sai |
Câu 4: Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C trong hình dưới đây:
Câu 5: Xác định cực của nam châm thẳng khi biết chiều của kim nam châm đặt tại vị trí như hình dưới:
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng: