Giáo án KHTN 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều
Giáo án KHTN 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Cánh diều
Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).
-Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.
-Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
-Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, thí nghiệm để tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật, lấy được các ví dụ và nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật), nêu được ý nghĩa của cảm ứng đó đối với sinh vật. Giải thích được các kết quả thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). Hợp tác trong thực hiện hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong thực hiện giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật. Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn(ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm trong tiết học, trách nhiệm trong hoạt động nhóm và cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Chịu khó nghiên cứu tài liệu, tích cực và chủ động nhận nhiệm vụ học tập, tham gia các hoạt động bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng…
- Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu
+ Phiếu học tập số 1.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
- SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới.
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập.
b) Nội dung:
-Yêu cầu HS quan sát H 27.1a,b sau đó trả lời câu hỏi: Theo em đây là biểu hiện đặc trưng nào của vật sống?
c) Sản phẩm:
- Đáp án trả lời của học sinh:
+ Ở hình a, trước khi chạm tay vào lá thì lá của cây trinh nữ nở ra thành tán.
+ Còn ở hình b, sau khi tay chạm vào lá thì lá của cây lại cụp lại.
Đây là biểu hiện về sự tiếp nhận và trả lời những kích thích từ môi trường (cảm ứng).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát H 27.1a,b sau đó trả lời câu hỏi: Theo em đây là biểu hiện đặc trưng nào của vật sống? - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình 27.1a, b. - Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời các HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá. → Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bàihọc: Khi tay chạm vào lácủa cây trinh nữ thì lá của cây cụp lại đây là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật. Để hiểu rõ hơn về khái niệm cảm ứng ở sinh vật, vai trò của cảm ứng đối với sinh vật, cũng như nắm được một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng: