Giáo án KHTN 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Kết nối tri thức
Giáo án KHTN 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Kết nối tri thức
Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nhận xét, quan sát tranh ảnh để thực hiện các nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, đảm bảo trật tự. Xác định được nội dung hợp tác nhóm, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn. Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết khoa học tự nhiên:Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính,...). Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nội dung bài.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- SGK, SGV, SBT.
- Hình ảnh vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống.
2. Học sinh:
- Học bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a/ Mục tiêu:
- HS xác định được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b/ Nội dung:
- GV tổ chức để HS nêu ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật trong chăn nuôi và trồng trọt.
c/ Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d/ Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của sinh sản đối với chăn nuôi và trồng trọt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ, thảo luận. - Giáo viên:Theo dõi và bổ sung khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời 2 -3 HS đưa ra ý kiến cá nhân. - Các HS khác lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Đánh giá, kết luận, định hướng: - Giáo viên quan sát và đặt vấn đề vào bài: Làm thế nào để trong chăn nuôi và trồng trọt, con người có thể chủ động nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi? Cơ sở của các biện pháp đó là gì? Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS. * Gợi ý: - Tăng quá trình tạo quả, hạt và tăng số lượng vật nuôi phục vụ nhu cầu của con người. |
2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
a/ Mục tiêu:
- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
b/ Nội dung:
- Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên Đặt câu hỏi.
+ Hãy tìm ra các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật?
+ Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật mà em biết?
c/ Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh.
- Yếu tố bên trong như là đặc điểm di truyền, hoocmon, tuổi của sinh vật; Yếu tố bên ngoài là ánh sáng độ ẩm, nhiệt độ và chế độ dinh dưỡng.
Ví dụ: ở trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 280C thì sẽ nở thành con đực, trên 320C thì nở thành con cái.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút thống nhất trả lời hệ thống câu hỏi của giáo viên. + Hãy tìm ra các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật? + Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật mà em biết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh các nhóm lần lượt thảo luận và tìm ra đáp án của hệ thống câu hỏi. - GV quan sát và hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, HS các nhóm khác lần lượt quan sát kết quả của nhóm mình và bổ sung nếu nội dung có phần khác nhau. Bước 4: Đánh giá, kết luận, định hướng: - GV nhận xét và kết luận nội dung một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật. |
I. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật 1. Yếu tố bên trong - Một số yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật như đặc điểm di truyền, hormone, tuổi của sinh vật. 2. Các yếu tố bên ngoài - Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và chế độ dinh dưỡng là những yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình sinh sản ở sinh vật. - Ở thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số lượng hạt lép. - Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp làm giảm quá trình sinh trứng ở động vật. |
Hoạt động 2.2: Điều hòa điều khiển sinh sản ở sinh vật.
a/ Mục tiêu:
- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
b/ Nội dung:
- Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên Đặt câu hỏi.
1. Hormone có vai trò gì trong quá trình sinh sản ở sinh vật?
2. Học sinh hãy lấy ví dụ chứng minh nội dung trên?
3. Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật. Lấy ví dụ trong thực tế?
c/ Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
1. Quá trình sinh sản ở sinh vật được điều hòa chủ yếu bởi các hoocmon.
- Con người có thể sử dụng các hoóc môn này để điều khiển quá trình sinh sản ở sinh vật.
2. Ví dụ: Ví dụ hormone florigen kích thích sự ra hoa.
- Ở động vật, một số hoóc môn do tuyến yên tiết ra có khả năng điều khiển quá trình sinh tinh và trứng.
3. Các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật:
- Sử dụng hormone.
- Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ chiều sáng, chế độ dinh dưỡng, ...
Ví dụ: cây thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè, muốn cây ra hoa vào mùa đông người ta đã thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận 5 phút thống nhất trả lời hệ thống câu hỏi của giáo viên. 1. Hormone có vai trò gì trong quá trình sinh sản ở sinh vật? 2. Học sinh hãy lấy ví dụ chứng minh nội dung trên? 3. Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật. Lấy ví dụ trong thực tế? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh các nhóm lần lượt thảo luận và tìm ra đáp án của hệ thống câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. Hs khác nhận xét. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, HS các nhóm khác lần lượt quan sát kết quả của nhóm mình và bổ sung nếu nội dung có phần khác nhau. Bước 4: Đánh giá, kết luận, định hướng: - GV nhận xét và kết luận nội dung điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật. |
1. Điều hòa sự sinh sản ở sinh vật: - Quá trình sinh sản ở sinh vật được điều hòa chủ yếu bởi các hormone. Con người có thể sử dụng các hoóc môn này để điều khiển quá trình sinh sản ở sinh vật. Ví dụ: Ví dụ hormone florigen kích thích sự ra hoa. - Ở động vật, một số hormone do tuyến yên tiết ra có khả năng điều khiển quá trình sinh tinh và trứng. 2. Điều khiển sinh sản ở sinh vật Dựa vào ảnh hưởng của hormone và yếu tố môi trường tới sinh sản của sinh vật mà con người đã điều khiển quá trình sinh sản phù hợp với mục đích chăn nuôi và trồng trọt. |
Hoạt động 2.3: Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống.
a/ Mục tiêu:
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống. Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính,...).
b/ Nội dung:
- Giáo viên sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép, chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chuyên gia thảo luận hoàn thành một nhiệm vụ, đồng thời trả lời các câu hỏi, yêu cầu nhóm trưởng chia nhiệm vụ cụ thể trong nhóm. Sau đó các nhóm chuyên gia tập hợp thành nhóm các mảnh ghép.
Nhóm 1: Tìm hiểu vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong trồng trọt.
Nhóm 2: Tìm hiểu vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong chăn nuôi.
c/ Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh.
Câu hỏi 1: Các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật:
- Sử dụng hormone.
- Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ chiều sáng, chế độ dinh dưỡng, ...
Ví dụ: cây thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè, muốn cây ra hoa vào mùa đông người ta đã thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm.
Câu hỏi 2: Cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày vì chúng là các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên giúp con người nâng cao hiệu quả thụ phấn cho cây trồng, làm tăng năng suất quả và hạt.
Câu hỏi 3: Con người tạo thành quả không hạt bằng cách ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt
Câu hỏi 4: Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có quá trình sinh sản khác. Cho nên, muốn cho cây sinh sản phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho thực vật.
Câu hỏi 5: Điều khiển số con và giới tính của đàn con có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi, ta có thể điều khiển số con và giới tính của đàn con để đáp ứng tốt nhất mục đích, nhu cầu mong muốn của người chăn nuôi.
Câu hỏi 6: Một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi:
+ Tạo ra đàn bò toàn con đực để lấy thịt.
+ Tạo ra đàn gà toàn con cái để lấy trứng.
+ Tạo ra đàn bò sữa toàn con cái để lấy sữa.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận hoàn thành một nhiệm vụ, thi đua giữa các nhóm, thời gian tối đa 10 phút, yêu cầu nhóm trưởng chia nhiệm vụ cụ thể trong nhóm. Một số thành viên hoàn thành một câu, sau đó tập hợp lại để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm. Vòng 1: Nhóm chuyên gia Nhóm 1: Tìm hiểu vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong trồng trọt. Trả lời một số câu hỏi sau: Câu hỏi 1. Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật. Lấy ví dụ trong thực tế. Câu hỏi 2. Giải thích tại sao cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày. Câu hỏi 3. Giải thích cơ sở của việc tạo thành quả không hạt và kể tên một số quả không hạt mà em biết. Câu hỏi 4. Việc trồng cây đúng thời vụ có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh sản ở thực vật? Giải thích. Nhóm 2: Tìm hiểu vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong chăn nuôi. Câu hỏi 5. Điều khiển số con và giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi? Câu hỏi 6. Em hãy nêu một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi? Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép: Chia lại 4 nhóm ngẫu nhiên và chia sẻ nội dung của mình thảo luận cho các thành viên khác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin và quan sát video, hình ảnh SGK, tổng hợp thông tin và thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo kĩ thuật mảnh ghép. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết, đặc biệt là nội dung của nhóm chuyên gia. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời ngẫu nhiên đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung, HS ghi nội dung vào vở. |
1. Trong trồng trọt - Điều khiển sinh sản ở thực vật bằng cách sử dụng hormone hoặc điều chỉnh nhiệt độ chế độ chiếu sáng chế độ dinh dưỡng để kích thích cây ra hoa, tạo quả trái mùa..... - Con người còn trực tiếp thụ phấn cho cây, đồng thời chủ động bảo vệ và phát triển các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên,…. - Tạo quả không hạt bằng cách ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt. 2. Trong chăn nuôi - Con người đã tác động vào quá trình sinh sản ở động vật nhằm điều khiển số lượng về giới tính đàn con. - Các biện pháp giúp tăng số con như sử dụng các hormone nhân tạo kích thích trứng chín sớm, thụ tinh nhân tạo giúp tăng hiệu quả thụ tinh, nuôi cấy phôi và điều chỉnh các yếu tố môi trường. - Tùy từng mục đích sản xuất mà con người cần số lượng lớn con đực hay con cái. Con người có thể điều khiển giới tính của đàn con bằng cách sử dụng hormone hoặc lọc, tách tinh trùng và lựa chọn loại tinh trùng đem thụ tinh với trứng để tạo đàn con có giới tính mong muốn. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học về một số yếu tố ảnh hưởng, điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
b) Nội dung:
HS trả lời câu hỏi tình huống có vấn đề ở phần khởi động của giáo viên.
+ Một số cây chỉ ra hoa tạo quả vào mùa hè (ví dụ cây dâm bụt, cây chùm ớt), hay mùa đông (ví dụ cúc họa mi, hoa thược dược). Theo em, sự ra hoa tạo quả của cây đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố môi trường nào?
c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập trong SGK:
+ Sự ra hoa, tạo quả của cây chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và nước.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (hoặc cá nhân), trả lời các câu hỏi ở phần Nội dung. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đưa đáp án, nhận xét và nhấn mạnh nội dung bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu thêm 1 số vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống ( Thụ tinh nhân tạo)
c) Sản phẩm:
- Bài tường trình của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS tìm hiểu ưu điểm nổi bật của thụ tinh nhân tạo vào vở bài tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Sản phẩm của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng: