Giáo án Lịch Sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- tin vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Tư liệu, bài soạn
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem bài mới trong sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học
- Phân tích, đánh giá
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho biết tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 thuận lợi và khó khăn?
3. Bài mới
Trong hơn năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải tiến hành đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền là những nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta...
Hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản |
---|---|
? Vì sao lúc này ta phải tiến hành cuộc k/c chống Pháp ở Nam Bộ? Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? - HS trả lời. - GV bổ sung, kết luận: + Pháp âm mưu chiếm nước ta lần nữa: âm mưu này có từ sớm và chuẩn bị kế hoạch để thực hiện ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân Anh, dưới danh nghĩa quân Đồng minh, đã dọn đường, tiếp tay cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Cuộc chiến đấu của quân dân Nam Bộ: anh dũng đánh trả quân Pháp ngay từ đầu, ở khắp mọi nơi và bằng mọi hình thức. Mở đầu là cuộc chiến đấu của quân dân SG -CL, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ. + Cuộc chiến đấu đó được nhân dân cả nước quan tâm ủng hộ. (khai thác hình 46, tr.126: Đoàn quân Nam tiến lên đường vào Nam chiến đấu )
? Cuộc kháng chiến có tác dụng như thế nào?. - GV bổ sung, kết luận: ..........................................
? Sách lược đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc là gì? + Nhường cho tay sai Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ. Nhân nhượng quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi kinh tế như cung cấp một phần lương thực, tiêu tiền Trung Quốc... GV bổ sung phân tích: ta chủ trương tránh xung đột với quân THDQ vì chúng vào ĐD với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật;. Nhân nhượng của ta đối với chúng rất lớn, nhưng vẫn trong giới hạn cho phép và chỉ tạm thời. Ta mềm dẻo trong sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc chiến lược. Đối với bọn tay sai, ta kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Kết quả , ý nghĩa? - Mục 3/ - Tích hợp ý thức trách nhiệm đối với đất nước của HCM- đảng ? Vì sao đến đây ta lại chủ trương hòa với Pháp ?
-? Chủ trương hòa hoãn đã được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch HCM thực hiện như thế nào? - GV: Tình hình sau khi ký Hiệp định Sơ bộ: Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ , lập chính phủ Nam Kỳ tự trị , âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi VN. Trước tình hình đó , Chủ tịch HCM, bấy giờ đang ở thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của chính phủ Pháp, đã ký với Mute –đại diện của chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi kinh tế-văn hóa ở VN. Bản Tạm ước tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp không thể tránh khỏi. ? Việc ký hiệp ước hòa hoãn với Pháp có ý nghĩa như thế nào ? |
III- ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ - Đêm 22 rạng 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. - N/d Sài Gòn- chợ lớn và Nam Bộ đã anh dũng đánh trả quân Pháp xâm lược ngay từ đầu, ở khắp mọi nơi và bằng mọi hình thức. Mở đầu là cuộc chiến đấu của quân dân Sài Gòn-Chợ Lớn, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Trung ương Đảng, Chính phủ quyết tâm lãnh đạo cuộc kháng chiến,đoàn quân Nam tiến vao Nam chiến đấu , huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam bộ và Nam Trung bộ. → kết luận: + Ngăn chặn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh , đánh bại chiến thuật “vết dầu loang” của địch. + Góp phần bảo vệ củng cố chính quyền CM, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị để K/C lâu dài 2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc a) Âm mưu của quân THDQ và bọn phản cách mạng là nhằm lật đổ chính quyền CM của ta. b) Chủ trương của ta: - Hòa hoãn, tránh xung đột với quân THDQ - Nhân nhượng chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị. - Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, Đảng CSĐD tuyên bố “tự giải tán” (11/1945). Thực chất: rút vào hoạt động “bí mật”, tiếp tục lãnh đạo CM. - Đối với tay sai của THDQ, ta kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng.bọn phản động trừng trị theo pháp luật *ý nghĩa hạn chế đến mức thấp nhất hành động chống phá của chúng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của quân THDQ và tay sai.
3. Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta a) Nguyên nhân (hoàn cảnh) - Pháp và THDQ cấu kết với nhau chống lại ta, kí Hiệp ước Pháp-Hoa 28/2/1946 → đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: + Đánh Pháp ngay khi chúng mang quân ra Bắc → ta phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng 1 lúc + Hòa hoãn với Pháp để đẩy quân THDQ về nước, tránh được đối phó với nhiều kẻ thù → Đảng, Hồ Chủ tịch chọn giải pháp “Hòa để tiến” - Về phía Pháp, do lực lượng có hạn, nên chúng cũng cần phải hòa hoãn với ta. b) Nội dung hòa hoãn giữa ta và Pháp: đưa đến việc hai bên - kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) ( SGK) - Tạm ước 14/9/1946(sgk) c) Ý nghĩa của việc ta hòa hoãn với Pháp - Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc. - Đẩy được 20 vạn quân THDQ và bọn tay sai ra khỏi nước ta. - Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài |
4. Củng cố
- chủ trương, sách lược chung của Đảng và Chính phủ đối với Pháp trong hai giai đoạn từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 và từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946.
5. Dặn dò
- Học sinh về học bài cũ và xem bài mới trong sách giáo khoa.