X

Giáo án Lịch Sử 12 chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (tiết 1)


Giáo án Lịch Sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (tiết 1)

Link tải Giáo án Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu rõ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bùng nổ trong bối cảnh lịch sử thế nào. Ghi nhớ nét chính của đường lối kháng chiến chống Pháp.

- Trình bày được diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và những việc làm cụ thể của ta để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.

- Hiểu được nguyên nhân Pháp đánh lên Việt Bắc năm 1947. Diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch.

- Hiểu được thuận lợi và khó khăn trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông. Diễn biến chính, ghi nhớ kết quả và ý nghĩa to lớn của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng

- Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp.

- Học tập tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc.

- Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện để rút ra những nhận định lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh, ảnh và lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan .

2. Chuẩn bị của học sinh

- Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp dạy học

- Phân tích , đánh giá các sự kiện để rút ra những nhận định lịch sử. kĩ năng sử dụng tranh ,ảnh , lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- hoàn cảnh dẫn đến kí hiệp định sơ bộ, nội dung, ý nghĩa ta kí hiệp định sơ bộ với Pháp ?

3. Bài mới

Do hành động phá hoại Hiệp định đã ký kết của Pháp, ta đã chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

Các hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản cần nắm

 

GV: Sau khi kí HĐ sơ bộ ngày 6/3 và tạm ước ngày 14/9, ta nghiêm chỉnh chấp hành còn Pháp không thực hiện nội dung HĐ đã kí.

? Những hành động nào chứng tỏ Pháp không nghiêm chỉnh thi hành hiệp định?

- GV nhận xét chốt ý.

 

GV giúp HS hiểu rằng nếu ta chấp thuận yêu cầu này của Pháp đống nghĩa với việc ta giao thủ đô cho Pháp.

? Tại sao Pháp lại có những hành động trên?

 

?Trước những hành động trên ta có nhân nhượng được nữa không? VậyĐảng và nhân dân ta phải làm gì? Đường lối chống Pháp ra sao?

Sau khi HS trả lời GV nhận xét chốt ý :

 

Hà Nội là nơi nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đầu tiên trong cả nước,

GV mời 1 HS đọc nội dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được trích trong SGK rồi gọi 1 HS khác trả lời câu hỏi: Nội dung cơ bản của văn kiện này là gì?

 

GV giúp HS nắm được cơ bản từng nội dung trên. Cuối tiết học dặn HS về nhà phân tích cụ thể từng nội dung.

 

 

 

 

 

 

 

GV có thể cho HS xác định Bắc vĩ tuyến 16 là từ tỉnh nào trở ra bắc sau đó đặt câu hỏi :

 

 

? Tại sao ta lại tiến hành kháng chiến trong các đô thị trước? kết quả ra sao?

Sau khi hs trả lời GV nhận xét chốt ý. ở mục này cần giúp HS hiểu lí do vì sao ta giam chân địch ở Hà Nội lâu nhất. ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị.

Để bài học thêm ý nghĩa, GV cung cấp cho HS thêm kiến thức qua lá thư Bác Hồ gửi các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô sau đó cho các em nêu lên cảm nghĩ của mình.

 

 

Ý nghĩa to lớn của cuộc chiến đấu trong các đô thị là?

GV: Đánh lâu dài là chủ trương được Đảng xác định trong đường lối kháng chiến chống Pháp. Vậy, để kháng chiến lâu dài ta phải làm gì? Nêu dẫn chứng cụ thể?

? Tại sao khi tản cư khỏi các thành phố ta lại phá hủy toàn bộ nhà cửa, đường xá, cầu cống…?

? Sự chuẩn bị trên có ý nghĩa như thế nào?

 

I – KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ

1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946 và Tạm ước 14 – 9 – 1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

- trong tháng 11 và T12.1946 khi đưa quân ra Bắc Bộ, Pháp cố tình khiêu khích, gây hấn với ta ở nhiều nơi

- Ngày 18-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20-12-1946.

- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19-12-1946.

 

 

 

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

- 12-12-1946 Ban thường vụ trung ương Đảng thông qua Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến"

- 19-12-1946 Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

- 9-1947 Tổng bí thư Đảng Trường Chỉnh ra tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

- Nội dung của đường lối kháng chiến là : Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng "chiến tranh nhân dân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ...Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế..., nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa "kháng chiến" vừa "kiến quốc", tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hoá lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.

Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế : Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

 

II – CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

a) Cuộc chiến đấu ở thủ đô Hà Nội

- Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cuộc chiến đấu bắt đầu.

- Trung đoàn thủ đô với tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” đã chiến đâu quyết liệt 60 ngày đêm, ngày 17-2-1946, quân ta rút ra căn cứ an toàn.

- Tác dụng:

+ Bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não

+ Tiêu hao bộ phận sinh lực địch

+ Giam chân địch ở các đô thị, co thời gian chuẩn bị lực lượng ở hậu phương: Mùa màng gặt hái xong, cất dấu lương thực..

b ) Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác

- Tại Nam Định, quân dân ta bao vây địch từ tháng 12-1946 đến tháng 3-1947.

- Ở Vinh, ngay những ngày đầu chiến đấu, quân dân ta buộc địch phải đầu hàng. Ở Huế, trong 50 ngày đêm, quân dân ta bao vây, tiến công địch...

- Ý nghĩa : tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (Đọc thêm)

4. Củng cố

- Do thực dân Pháp bội ước có những hành động khiêu khích chống phá ta nên nhân dân ta đã cầm súng bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến tuy còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự…tạo ra bước phát triển mới trong giai đoạn cách mạng sau.

5. Dặn dò

Học bài và làm bài tập sau:

- Nêu và phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?

V. Rút kinh nghiệm

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác: