Giáo án Lịch Sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm diễn biến chính nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược.
- Biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai.
- Hoàn cảnh, ý nghĩa của việc kí hệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946. Ý nghĩa của những kết quả bước đầu đã đạt được.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần Cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
- Quân đội nước ngoài kéo vào nước ta với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau Cách mạng tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,...
+ Phân tích, so sánh, liên hệ.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, sử dụng lược đồ.
II. Phương pháp dạy học
- Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. Phương tiện
Tranh ảnh, máy chiếu, tài liệu tham khảo …
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh....
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao nói “Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng tám là “Ngàn cân treo sợi tóc” ?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là: Quá trình xâm lược lần hai của thúc dân Pháp, Những biện pháp đối phó cảu ta đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai, ý nghĩa của việc kí hệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946.
2. Phương thức: đặt vấn đề
- Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính chúng ta đạt nhiều kết quả nhưng ngay sau đó chúng ta lại tiếp tục gặp những khó khăn nào ?
3. Dự kiến sản phẩm:
- Đó là quá trình trở lại xâm lược của Pháp, sự chống phá của Tưởng và bọn phản cách mạng.
HS trả lời câu hỏi, GV dẫn dắt vào bài mới.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
HĐ 1: Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược * Mục tiêu: - Nắm diễn biến chính nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược. * Phương thức: Hoạt động nhóm * Tổ chức hoạt động: - B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau: - Nhóm lẻ: (1,3) Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động trở lại xâm lược nước ta như thế nào ? - Nhóm chẵn: (2,4) Vậy trước những âm mưu và hành động trở lại xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến như thế nào ? - B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. HĐ 2: Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản cách mạng * Mục tiêu: - Biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai. * Phương thức: cá nhân * Tổ chức hoạt động: - Ngay sau ngày “Tết độc lập”, Đảng và Chính phủ ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều loại kẻ thù nguy hiểm: quân Anh, Pháp, phát xít Nhật ở miền Nam, quân Tưởng và bọn Việt Quốc, Việt Cách ở miền Bắc… Trong đó, quân Anh và Tưởng vào nước ta là có pháp lí quốc tế, làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. → Vậy theo các em, chúng ta có nên dùng quân sự để đánh quân Tưởng lúc này không ? - Để đối phó với quân Tưởng và bè lũ tay sai ta đã có biện pháp gì ? - Em có nhận xét gì về những biện pháp đối phó của Đảng và chính phủ ta ? HĐ 3: Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) * Mục tiêu: - Việc kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước hòa hoãn với Pháp nhưng giữ vững được độc lập. * Phương thức: Hoạt động nhóm * Tổ chức hoạt động: - B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau: - Nhóm 1: + Để đem quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta, thực dân Pháp đã đàm phán với Tưởng để cho Pháp ra chiếm đóng miền Bắc thay quân Tưởng bằng sự kiện nào ? + Vì sao thực dân Pháp và quân Tưởng lại kí với nhau Hiệp ước Hoa - Pháp ? - Nhóm 2: + Nội dung Hiệp ước Hoa – Pháp ? - Nhóm 3: + Em có nhận xét gì nội dung của Hiệp ước này ? + Trước tình hình đó Chính Phủ của Hồ Chí Minh đã làm gì ? - Nhóm 4: + Tình hình nước ta sau Hiệp định sơ bộ ? + Chủ trương của ta ? - B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. |
IV. Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược - Thực dân Pháp đã có âm mưu trở lại xâm lược nước ta từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh - Ngày “Tết độc lập” (2/9/1945), Pháp xả súng vào dân thường ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết, nhiều người bị thương. → Đêm 22, rạng sáng 23/9/1945, Pháp chính thức cho quân nổ súng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. - Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược bằng mọi hình thức và vũ khí trong tay, gây cho Pháp nhiều khó khăn → Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược ở Sài gòn, sau đó ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn thanh niên miền Bắc hăng hái gia nhập đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân miền Nam đánh Pháp. → Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu. V. Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản cách mạng - Quân Tưởng vào miền Bắc với 2 vạn quân cùng bọn phản động chúng đưa ra nhiều yêu sách về chính trị và kinh tế. → Ta chọn sách lược hòa hoãn, dùng ngoại giao khôn khéo để tránh xung đột quân sự, đồng thời kiên quyết vạch mặt âm mưu phá hoại của quân Tưởng và bọn phản cách mạng. - Cụ thể: + Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp. + Nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi về kinh tế (cung cấp cho chúng một phần lương thực, nhận tiêu tiền của Trung Quốc,…) + Đảng tuyên bố “tự giải tán”, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật. + Ban hành một số sắc lệnh để trấn áp các tổ chức phản cách mạng, trừng trị thẳng tay những hành động phá hoại của bọn tay sai … → Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù thất bại. VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) 1. Hoàn cảnh - Tưởng - Pháp ký hiệp ước Hoa - Pháp (28/02/1946), chống phá cách mạng nước ta. - Nội dung: quân tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua bến Hải Phòng vào Vân Nam không phải nộp thuế. Pháp thay Tưởng ra Bắc giải giáp quân Nhật. 2. Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 - Để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và có thêm thời gian hòa hoãn và chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp “hòa để tiến”: Kí với chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). - Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: (SGK). - Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946 thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang. - Ngày 14/9/1946, ta kí với Pháp Tạm ước nhượng bộ 1số quyền lợi kinh tế, văn hoá. |
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: những sự kiện chính của thời kì lịch sử (1945-1946)
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì lịch sử này. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô.
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
23/9/1946 | |
6/1/1946 | |
28/2/1946 | |
6/3/1946 | |
14/9/1946 |
3. Dự kiến sản phẩm:
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
23/9/1946 | Thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta |
6/1/1946 | Nhân dân cả nước đi bầu cử Quốc hội |
28/2/1946 | Pháp và Trung kí hiệp ước Hoa - Pháp. |
6/3/1946 | Ta kí hiệp định Sơ bộ với Pháp |
14/9/1946 | Chủ tịch Hồ Chí Minh kí tạm ước Việt Pháp(14/9/1946) |
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn, HS nhận xét đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Phương thức:câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thông qua nội dung của Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp được kí kết ngày 6/3/1946 và bản Tạm ước ngày 14/9/1946, em có nhận xét gì về chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta khi chọn giải pháp “hòa để tiến” ?
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, hình ảnh liên quan đến quân và dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống TDP.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh
- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.