Giáo án Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Link tải Giáo án Lịch sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh
- Trình bày được những nét chính về thuận lợi và khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nướSc.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết B-N, tinh thần độc lập, thống nhất Tổ quốc và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các tranh ảnh lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
* Tích hợp HTVLTTGĐĐHCM: GD tinh thần đoàn kết của HCM.
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học đó là hoàn thành thống nhất đất nước, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 79, 80 SGK. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em cho biết đây là bức ảnh nói về điều gì?
- Dự kiến sản phẩm
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Tình hình hai miền Nam - Bắc sau đại thắng Xuân 1975
- Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về thuận lợi và khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm: Trình bày được những nét chính về thuận lợi và khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975. + Nhóm lẻ: Miền Bắc. + Nhóm chẵn: Miền Nam. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
I. Tình hình hai miền Nam - Bắc sau đại thắng Xuân 1975 - Ở miền Bắc: + Sau hơn 20 năm (1954 - 1975), miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. + Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc. - Ở miền Nam: + Miền Nam được giải phóng hoàn toàn, trong chừng mực nhất định có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. + Cơ sở của chính quyền cũ cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ phân tán là phổ biến,... |
2. Hoạt động 2. III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)
- Mục tiêu: Trình bày được nội dung và ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK và yêu cầu HS trình bày nội dung và ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV yêu cầu HS quan sát hình 79, 80 – SGK để hiểu biết thêm về công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. * Tích hợp HTVLTTGĐĐHCM: GD tinh thần đoàn kết của HCM. |
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976) - Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. - Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 - 7 - 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên, thông qua chính sách đối nội và đối ngoại, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. - Ý nghĩa: + Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. + Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước khác. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng Xuân 1975.
- Thời gian: 6 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1.
- Dự kiến sản phẩm (đáp án in đậm)
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh Lập bảng các niên đại và sự kiện
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Lập bảng các niên đại và sự kiện về thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Câu 1. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?
a. Khắc phục hậu quá chiến tranh và phát triển kinh tế.
b. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở 2 miền Nam - Bắc.
c. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
d. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 2. Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?
a. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
b. Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
c. Đất nước đã được độc lập, thống nhất
d. Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta.
Câu 3. Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?
a. Số người mù chữ số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao
b. Bọn phản động trong nước vẫn còn
c. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu
d. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề
Câu 7. Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ gì?
a. Cải tạo XHCN.
b. Bầu cử Quốc hội thống nhất.
c. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
d. Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp.
Câu 8. Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975?
a. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11/1975).
b. Tổng tuyến cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976).
c. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên (24/6-2/7/1976).
d. Đại hội thống nhất Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Câu 9. Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25/4/1976) có ý nghĩa gì?
a. Lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
b. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
c. Là 1 bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
d. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 10. Quốc hội thống nhất cả nước là Quốc hội khóa mấy?
a. Khóa IV
b. Khóa V
c. Khóa VI
d. Khóa VII
Câu 11. Người được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?
a. Hồ Chí Minh
b. Tôn Đức Thắng
c. Nguyễn Lương Bằng
d. Trần Đức Lương
Câu 12. Kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VI có những quyết định nào liên quan với việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
a. Thống nhất tên nước, quy định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội.
b. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
c. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP Hồ Chí Minh.
d. a và b đúng.
Câu 13. Từ ngày 15- 21/11/1975 diễn ra phù hợp với sự kiện nào sau đây?.
a. Cuộc Tổng tuyển cử của cả nước lần thứ nhất.
b. Cuộc Tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai.
c. Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước.
d. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên.
Câu 15. Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa gì?
a. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân xây dựng Việt Nam độc lập và thống nhất.
b. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
c. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 16. Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?
a. Lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
c. Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
d. Đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP. Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN
- Giao nhiệm vụ
+ Chuẩn bị bài mới: Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975.
+ Học bài cũ.
+ Sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
* Dặn dò: Bài 32: Giảm tài không dạy