X

Giáo án Lịch Sử 9 chuẩn

Giáo án Lịch Sử 9 Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000


Giáo án Lịch Sử 9 Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Link tải Giáo án Lịch sử 9 Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh

- Nắm được các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000: đấu tranh giành độc lập, chiến đấu chống ngoại xâm, thống nhất đất nước, thực hiện đường lối đổi mới đất nước.

- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.

2. Thái độ

Trên cơ sở hiểu rõ quá trình phát triển đi lên của lịch sử dân tộc, củng cố cho các em lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta và sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử, hệ thống và lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

    + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

    + Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn: Củng cố cho các em lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta và sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng. tổng hợp các sự kiện lịch sử, hệ thống và lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.

II. Phương pháp dạy học

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các giai đoạn chính của LSVN từ sau chiến tranh TG thứ nhất đến năm 2000, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 91, 92 SGK. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em cảm nhận gì khi xem các bức hình này?

- Dự kiến sản phẩm

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử

- Mục tiêu: Trình bày khái quát được các giai đoạn chính.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

    + Ti vi.

    + Máy vi tính.

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm:

    + Nhóm 1: Giai đoạn 1919 – 1930.

    + Nhóm 2: Giai đoạn 1930 – 1945.

    + Nhóm 3: Giai đoạn 1945 – 1954.

    + Nhóm 4: Giai đoạn 1954 – 1975.

    + Nhóm 5: Giai đoạn từ 1975 đến nay.

    + Nhóm 6: Liên hệ tình hình đến nay và ở địa phương.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV trực quan hình 91, 92 và tư liệu.

I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử

1. Giai đoạn 1919 - 1930

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã đưa xã hội Việt Nam thực sự trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 - 2 - 1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới.

2. Giai đoạn 1930 - 1945

- Đảng lãnh đạo các tầng lớp nhân dân liên tiếp đấu tranh qua ba cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945.

- Khi các nước Đồng minh đánh bại phát xít Nhật (8 - 1945), Đảng đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

3. Giai đoạn 1945 - 1954

- CM tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.

- 19.12.1946 Đảng phát động toàn dân đứng lên k/c với đường lối: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

- Chiến thắng ĐBP (1954).

- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại MB.

4, Giai đoạn 1954 - 1975

- Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.

- Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối: kết hợp giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi vẻ vang.

5. Giai đoạn từ 1975 đến nay

- Cả nước chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế.

2. Hoạt động 2. II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên

- Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

    + Ti vi.

    + Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK và yêu cầu HS trình bày nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV yêu cầu HS quan sát hình 79, 80 – SGK để hiểu biết thêm về công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên

1. Nguyên nhân thắng lợi (sgk)

2. Bài học kinh nghiệm

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là nhân tố hàng đầu của mọi sự thắng lợi.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nội dung tổng kết LSVN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.

- Thời gian: 6 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Ba yếu tố dẫn đến thành lập Đảng CSVN (3/2/1930), yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Chủ nghĩa Mác-Lênin.

B. Phong trào công nhân,

C. Phong trào yêu nước.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?

A. Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm con đường cứu nước đúng đắn.

B. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam.

D. Sáng lập ra các tổ chức lớn cho cách mạng Việt Nam.

Câu 3. Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì?

A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

B. Thực hiện liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.

C. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

D. Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân phong kiến.

Câu 4. Nét nổi bật của thời kỳ cách mạng 1932 -1935 là gì?

A. Các phong trào dân tộc của công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác liên tiếp bùng nổ trong cả nước.

B. Sự vững vàng của Đảng trước chính sách khủng bố dã man của kẻ thù.

C. Các chiến sĩ cách mạng luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất.

D. Hệ thống của Đảng ở trong nước được khôi phục.

Câu 5. Nét nổi bật của phong trào cách mạng 1936 -1939 là gì?

A. Thực hiện khẩu hiệu đấu tranh “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.

B. Thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương.

C. Đào tạo được đội ngũ cách mạng đông đảo.

D. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xây dựng một đội quân chính trị rộng lớn.

Câu 6. Công tác mặt trận mà Đảng ta xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước là mặt trận nào?

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 7. Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào?

A. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.

B. Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.

C. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.

D. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.

Câu 8. Pác Bó gắn với tên tuổi của nhân vật lịch sử nào?

A. Tôn Đức Thắng.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Nguyễn Văn Linh.

D. Lê Duẩn.

Câu 9. Trận Ấp Bắc diễn ra trong thời kỳ đánh bại chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?

A. Chiến lược “Chiến tranh một phía”.

B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 10. “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên vùng trời của địa phương nào?

A. Sơn La - Lai Châu.

B. Việt Bắc.

C. Hà Nội - Hải Phòng

D. Nghệ An - Hà Tĩnh

Câu 11. Hiệp định Pari (27/1/1973), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) đều công nhận Việt Nam là quốc gia “độc lập”. Còn Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp công nhận ta như thế nào?

A. Là quốc gia “độc lập”.

B. Là quốc gia “tự trị”.

C. Là quốc gia “tự do”.

D. Là quốc gia có đầy đủ chủ quyền.

Câu 12. Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (4 /1975) là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc so với chiến dịch Điện Biên Phủ (5/1954). Lý do nào là chủ yếu nhất?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.

B. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại hơn.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng hơn

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh đưa đến việc hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền nam và thống nhất đất nước.

- Dự kiến sản phẩm (đáp án in đậm)

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh lập niên biểu các giai đoạn chính và các đặc điểm lớn gắn liền với từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến nay.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Hoàn thành các giai đoạn chính và các đặc điểm lớn gắn liền với từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến nay.

Giai đoạn Sự kiện
1919-1930

Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần hai, đã đưa xã hội Việt Nam từ phong kiến nông nghiệp lên xã hội thuộc địa

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3-2-1930, từ đó Cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng

1930-1945

Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, kẻ thù đã dìm trong biển máu đến năm 1935 mới khôi phục

Cao trào dân chủ 1936-1939 chống bọn phản động thuộc địa đòi "tự do dân chủ, cơm áo hòa bình"

Qua 2 cao trào đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người, đó thực sự là cuộc diễn tập lần thứ hai của cách mạng tháng Tám năm 1945

9-3-1939, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương

14-8-1945, Đảng phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong nước

1945-1954

Sau cách mạng tháng Tám thành công cách mạng nước ta phải đương đầu với muôn vàn khó khăn đễ giữ vững chính quyền

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến toàn quốc

Hiệp định Giơ-ne-vơ kí chính thức ngày 21-7-1954

1954-1975

Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ

Miền Bắc: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại

Miền Nam: chống các chiến lược của đế quốc Mĩ

Sau hơn 20 năm chiến đấu vưới Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta giành thắng lợi

1975 đến nay Sau mùa xuân năm 1975 đất nước thống nhất cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm

- Giao nhiệm vụ

    + Chuẩn bị bài mới: Tiết 2 lịch sử địa phương (theo tài liệu).

    + Học bài cũ.

    + Sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn khác: