X

Giáo án Lịch Sử 9 chuẩn

Giáo án Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ


Giáo án Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

Link tải Giáo án Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh

- Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.

- Giải thích vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Quan sát bản đồ nước Mĩ (gồm 3 bộ phận lãnh thổ - lục địa Bắc Mĩ, bang A-la-xca và quần đảo Ha-oai) và xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên bản đồ.

2. Thái độ

- HS nhận thức rõ thực chất của chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ. Hiểu được quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Mĩ ngày nay.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ …

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

    + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

    + Biết xác định vị trí nước Mĩ (gồm 3 bộ phận lãnh thổ - lục địa Bắc Mĩ, bang A-la-xca và quần đảo Ha-oai) và xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên bản đồ. Hiểu được quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Mĩ ngày nay.

II. Phương pháp dạy học

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh về nước Mĩ.

- Bản đồ châu Mĩ.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về nước Mĩ.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 1 tiết.

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nuốc Mĩ qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về đất nước Mĩ. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

    + Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?

    + Qua hình ảnh này em thấy nền kinh tế nước Mĩ ra sao?

- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về nước Mĩ...

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với thế của một nước thắng trận và thu được lợi nhuận khổng lồ trong cuộc chiến tranh. Mĩ có điều kiện phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật, trở thành nước giàu, mạnh trên thế giới cùng sự vượt trội về kinh tế. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Mục tiêu: Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó. Giải thích vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

    + Ti vi.

    + Máy vi tính.

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục I.

- Xác định trên lược đồ ví trí của nước Mĩ.

- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận các câu hỏi:

    + Nhóm lẻ: Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    + Nhóm chẵn: Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

GV giới thiệu: vị trí nước Mĩ và chỉ trên lược đồ diện tích, dân số GV: Treo biểu đồ về sản lượng công nghiệp, nông nghiệp, trữ lượng vàng của Mĩ so với thế giới.

? Nhận xét nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 50 của thế kỉ XX? (là nước tư bản giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản)

? Biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển đó?

? Từ năm 1950 -> nay: kinh tế suy giảm. Vậy nguyên nhân do đâu?

(Sự cạnh tranh của các nước đế quốc, khủng hoảng có chu kì, chạy đua vũ trang, chệnh lệch giàu nghèo)

GV cung cấp thêm:

Hiện nay, năm 2011 số nợ của Mĩ đối với Trung Quốc là khoảng 1100 tỉ US

D.

Đầu tháng 10-2011 ở Mĩ diễn ra phong trào biểu tình với khẩu hiệu “Chiếm lấy phố Wall”của các tầng lớp nhân dân ở Tp New-York, sau đó lan rộng ra khắp nước Mĩ.

GV nói thêm về cuộc chiến tranh xâm lược VN

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.

    + Biểu hiện: chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), ¾ trữ lượng vàng của thế giới. Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

    + Nguyên nhân: Thu lợi nhuận từ chiến tranh, không bị chiến tranh tàn phá.

- Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mĩ đã suy yếu tương đối và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia. Nguyên nhân do sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, khủng hoảng chu kì, những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược,...

2. Hoạt động 2. 2. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh

- Mục tiêu: Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Quan sát bản đồ nước Mĩ (gồm 3 bộ phận lãnh thổ - lục địa Bắc Mĩ, bang A-la-xca và quần đảo Ha-oai) và xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên bản đồ.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

    + Ti vi.

    + Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

- Thảo luận cặp đôi: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ nước Mĩ (gồm 3 bộ phận lãnh thổ - lục địa Bắc Mĩ, bang A-la-xca và quần đảo Ha-oai) và xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên bản đồ.

? Nêu những nét cơ bản trong chính sách đối nội của Mỹ?

=> đạo luật Táp-hác-lây (chống phong trào công đoàn và đình công) Mác-ca-ren (chống cộng sản)

=> Đàn áp phong trào công nhân, thực hiện phân biệt chủng tộc…

? Thái độ nhân dân Mỹ đối với chính sách của Mỹ ntn?

(phản ứng gây gắt, phong trào chống đối mạnh mẽ từ năm 1963-1969-1975 đặt biệt là phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam)

? Chính sách đối ngoại của Mỹ ntn? (mở rộng và bành trướng xâm lược trên thế giới, chống phá các nước XHCN viện trợ lôi kéo khống chế các nước phụ thuộc. Thành lập các khối quân sự (NATO) và thiết lập thế giới đơn cực).

GV: Nhiều năm trở lại đây Mỹ tiến hành nhiều chính sách nhằm xác lập trật tự thế giới mới do Mỹ dẫn đầu nhưng giữa tham vọng và thực tế vẫn còn một khoảng cách khá xa.

? Theo em từ sau CTTG II Mỹ đã gây chiến với những quốc gia nào? (Nhật 1945, Trung Quốc 1945-1960, triều tiên 1950-1953, Cuba 1959-1960, Việt Nam 1961-1975, Nam tư 1999-2000, Apgaxixtan 2001 cho đến nay, Irắc 2003 đến nay …)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Đối nội

- Ban hành hàng loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

b. Đối ngoại

- Đề ra “chiến lược toàn cầu”.

- Viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước Mĩ.

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai do

A. bóc lột sức lao động của người dân trong nước.

B. không bị chiến tranh tàn phá.

C. đầu tư bóc lột các nước thuộc địa.

D. không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Câu 2. Điểm nổi bật kinh tế Mĩ từ những năm 70 của TK XX là

A. ngày càng giảm sút.

B. Ngày càng phát triển.

C. đứng đầu thế giới về mọi mặt.

D. Tài chính ổn định.

Câu 3. 20 năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ như thế nào?

A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

B. Kinh tế Mĩ bước đầu phát triển.

C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

D. Kinh tế Mĩ bị suy thoái.

Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ tiến hành chính sách đối nội là

A. ban hành các đạo luật phản động.

B. Ban hành các quyền tự do, dân chủ.

C. Xóa bỏ chính sách “phân biệt chủng tộc”.

D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đội ngoại của Mĩ thành công trong việc

A. lập nhiều khối quân sự: NATO, SEATO, CENTO, VACSAVA.

B. làm sụp đổ hê thống XHCN.

C. giành thắng lợi trong tất cả các cuộc chiến tranh xâm lược.

D. thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

Câu 6. Đâu không phải là nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Giàu tài nguyên không bị chiến tranh tàn phá.

B. Áp dụng triệt để thành tựu KH-KT.

C. Nhân dân có lịch sử truyền thống lâu đời.

D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, tiến hành quân sự hóa nền kinh tế.

Câu 7. Chính sách “thực lực” và “chiến lược toàn cầu” của Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở

A. Triều Tiên.

B. Việt Nam.

C. Cu Ba.

D. Lào.

- Dự kiến sản phẩm

Câu 1 2 3 4 5 6 7
ĐA B A A A B C B

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để chứng minh được Mĩ là nước giàu nhất thế giới TB sau CTTG 2. Mối quan hệ ngoại giao Việt – Mĩ sau năm 1975 đến nay.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản? Quan hệ ngoại giao Việt – Mĩ sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi như thế nào?

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm

* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.

- Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948).

- Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

- Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

- Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt nhân.

* Quan hệ ngoại giao Mĩ – Việt nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi

- Giai đoạn sau 1975 Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam, ngăn cản các hoạt động giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam.

- Năm 1994 Mĩ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.

- Tháng 7/1995 Mĩ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN.

- Tháng 7/2000 Việt Nam và Mĩ kí hiệp định thương mại song phương. Giá trị thương mại hai chiều ngày càng tăng...

- Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam tích cực giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt binh sĩ Mĩ....

* GV giao nhiệm vụ cho HS

    + Học bài cũ, soạn bài 9: Nhật Bản. Nắm khái quát tình hình Nhật Bản trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản và mối quan hệ giũa Nhật Bản với Việt Nam.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn khác: