Giáo án bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
- Viết được một đoạn nghị luận theo thao tác lập luận bác bỏ
2. Kĩ năng
- Kĩ năng nhận diện và viết đoạn văn, bài văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, ý thức tranh luận bác bỏ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: .........................................
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu các bước tiến hành cuả thao tác lập luận bác bỏ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Tiết trước, ta học phần lí thuyết của bài : Thao tác lập luận bác bỏ. Để củng cố lí thuyết, hôm nay, ta học bài : Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành ôn tập phần lí thuyêt |
I. Lí thuyết - Thế nào là bác bỏ? - Mục đích, yêu câu của thao tác lập luận bác bỏ? - Cách thực hiện thao tác lập luận bác bỏ? |
GV hướng dẫn Hs làm bài tập. Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung của đoạn 1 và chỉ ra cách thức bác bỏ |
II. Bài tập |
Người viết bác bỏ vấn đề gì? |
Bài tập 1: 1/Đoạn 1:Có quan niệm cho rằng cuộc sống riêng của mỗi người là đầy đủ tiện nghi, được bao bọc cẩn thận trong êm ấm và tuyệt đối không cần phải hiểu biết gì nhiều về xung quanh. |
Chứng minh cho vấn đề đó người viết đã dùng những luận cứ nào? Hs thảo luận và trả lời câu hỏi |
Ý kiến bác bỏ:Cho đó là sai lầm bởi vì nó làm nghèo nàn đi tâm hồn con người,con người sẽ không có khả năng tự bảo vệ mình khi đối diện với muôn vàn khó khăn của cuộc sống và như thế con người sẽ không thấy được giá trị của hạnh phúc |
Ở đoạn 2 ý kiến bác bỏ nhằm mục đích gì? |
2/Đoạn 2: Ý bác bỏ thứ nhất thể hiện qua dạng câu hỏi tu từ biểu hiện cho thái độ khiêm tốn của Quang Trung. |
Luận cứ đưa ra để bác bỏ vấn đề dựa trên suy nghĩ gì? Hs thảo luận và trả lời GV hướng dẫn hs tìm hiểu và đưa ra cách bác bỏ cho từng ý kiến |
Ý bác bỏ thứ hai cho thấy rằng QT chỉ rõ được thái độ chưa hợp tác của các sĩ phu Bắc Hà chứ một đất nước không thể không có người tài,không có người trung thành tín nghĩa. |
Phần bên là ví dụ về ý kiến thứ 1,Gv có thể đề xuất thêm nhiều kinh ngiệm khác. |
Bài tập 2: 1/Bác bỏ quan niệm thứ nhất: Nếu học thuộc nhiều sách,học thuộc nhiều thơ thì chỉ làm cho kiến thức chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy,khả năng sáng tạo của người viết vì thế khi viết văn dễ sa vào rập khuôn,máy móc,thói khoe chữ cầu kì 2/Đề xuất vài kinh nghiệm: -Đọc nhiều sách,nhớ những dẫn chứng hay -Rèn khả năng hành văn -Tìm tòi,phát hiện cái mới |
Gv hướng dẫn hs tìm ra nội dung bác bỏ |
Bài tập 3:Hãy chỉ ra cách bác bỏ trong đoạn văn sau Hoà hợp không có nghĩa là giống nhau Nhiều bạn trẻ ngộ nhận rằng,hai người có nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ,cách sống thì cuộc sống vợ chồng sẽ rất hợp nhau.Vì vậy khi chọn người yêu hoặc bạn đời,các đừng chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài mà đã vội cho rằng đấy chính là người hợp “gu” với mình.Quan điểm này hoàn toàn sai lầm.Bởi lẽ nếu hai bạn cùng có chung quan niệm sống,cá tính mạmh mẽ thì thường nảy sinh mâu thuẫn,sẽ không ai chịu nhường ai cả.Bạn có thể cùng sở thích về văn học, điện ảnh ca nhạc,vui chơi,giải trí ấy là điều tốt nhưng nếu hai người cùng đều có ý muốn an nhàn,hưởng thụ,ích kỉ thì e rằng tổ ấm của bạn sẽ chẳng có ai “giữ lửa” cho hạnh phúc cả. |
4. Củng cố
- Yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm lập luận bác bỏ và cách bác bỏ.
5. Dặn dò
- Làm các bài tập vào vở.
- Soạn bài mới: Trả bài viết số 5, ra đề bài số 6.
- Yêu cầu: Lập dàn ý đề bài số 5.
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD