Giáo án bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận.
3. Thái độ
Có ý thức thực hành tóm tắt văn bản nghị luận.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án,...
2. Học sinh
Học bài cũ, SGK, SBT...
III. Phương pháp
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đặt câu hỏi...
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ……………………….
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
“Học phải đi đôi với hành”, lời người xưa nói quả không sai. Tiết trước ta đã được học những kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận. Để khắc sâu hơn những kiến thức đã học ta sẽ đi vào tiết học: “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận”.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV yêu cầu HS nhắc lại : |
I. Củng cố lí thuyết |
- Khái niệm tóm tắt văn bản nghị luận. |
1. Khái niệm tóm tắt văn bản nghị luận - Là trình bày lại nội dung của văn bản đó một cách nhắn gọn theo mục đích đã định |
- Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận. |
2. Mục đích - sử dụng làm tài liệu để biện minh cho các quan điểm , ý kiến, mà không làm tăng quá mức dung lượng văn bản - thu thập ghi chép tư liệu cho bản thân - luyện tập năng lực đọc- hiểu, năng lực tóm lược văn bản |
- Yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận. |
3. Yêu cầu - Phản ánh trung thành tư tưởng và các luận điểm của văn bản gốc - Ngắn gọn, súc tích - Diễn đạt trong sáng, chặt chẽ , mạnh lạc |
- Cách tóm tắt văn bản nghị luận. |
4. Cách tóm tắt văn bản nghị luận 4.1. Đọc, tìm hiểu nội dung, kết cấu của văn bản gốc . - Xác định vấn đề cần nghị luận: văn bản bàn về vấn đề gì? ( Căn cứ vào vị trí mạnh của văn bản: + Nhan đề + Câu chủ đề ở phần mở bài ) - Xác định hệ thống luận điểm + Căn cứ vào phần mở bài + Xác định chủ đề ( ý khái quát của văn bản) của các đoạn văn - Xác định các luận cứ ( lưu ý câu chủ đề của đoạn , phân tích cấu tạo đoạn ) - Tìm nội dung khái quát phần kết 4.2. Viết văn bản tóm tắt - Viết nhan đề của văn bản - Lần lượt viết phần mở bài,thân bài, kết bài + Sử dụng nhiều thành phần + Sử dụng nhiều phương tiện liên kết 4.3. Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt - Đọc lại văn bản tóm tắt, đối chiếu với văn bản gốc- Bổ sung sửa chữa (nếu cần) |
GV hướng dẫn HS làm bài tập. - Hs đọc văn bản: “Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay”. - Hs chú ý Sgk phần tóm tắt của một bạn. - Nhận xét dự định tóm tắt của bạn học sinh nọ như trình tự Sgk dẫn? Nên bỏ ý nào và bổ sung ý nào? - Hs làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét. - Hs tự viết đáp án vào vở bài tập. |
* Bài tập 1 Nhận xét dự định tóm tắt: Những nội dung dự định tóm tắt nêu lên là đúng nhưng còn thiếu và chưa chính xác ở một số điểm sau đây: - Thiếu: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng. - Chưa chính xác: Nội dung câu văn của dự định tóm tắt: “cái buồn của thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực”. Không đúng với tinh thần của bản gốc: “Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị”, “đâu có phải đều là ủy mị” có nghĩa là: Không phải tất cả cái buồn trong thơ mới đều là ủy mị như vậy là vẫn có cái buồn ủy mị. Văn bản gốc chỉ đưa ra hai trường hợp cái buồn ủy mị (Con hổ nhớ rừng và Tràng giang) cũng không nên khái quát thành “Chứa nhiều yếu tố tích cực”. - Bỏ ý: thơ mới là phong trào văn học phong phú, có nhiều yếu tố tích cực - Thêm ý: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là một đặc điểm lớn. |
- Hs đọc bài tập 2. - Hs đọc lại văn bản “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh. - Yêu cầu Hs xem lại phần bài giảng đã học để thực hiện các yêu cầu nêu ra trong bài tập. - Hs suy nghĩ trả lời. - Gv nhận xét, chốt : Tác giả triển khai ý bài viết: + Nêu vấn đề bàn luận: tinh thần thơ mới + Cái khó giữa ranh giới thơ mơi và thơ cũ + Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào bài dở, mà đối sánh bài hay với bài hay và trên đại thể + Tinh thần thơ mới là ở chữ “tôi” |
Bài tập 2 - Vấn đề cần nghị luận: Tinh thần thơ mới - Mục đích: Khắc họa tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt. - Bố cục của văn bản trích: * Mở bài: câu đầu (Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: Tinh thần thơ mới.) * Thân bài: - Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có. - Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới, “cái tôi” buồn bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người. - Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt. * Kết bài: Nhấn mạnh tinh thần thơ mới. |
4. Củng cố
- Mục đích, yêu cầu cuả việc tóm tắt văn bản nghị luận.
- Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
5. Dặn dò
- Soạn bài: Ôn tập phần làm văn.
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD