Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 54 - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 54 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 54 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng quan hệ giữa chúng với luận đề; nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.
- Nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn.
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh): trình bày rõ quan điểm và hệ thống luận điểm; cấu trúc văn bản chặt chẽ, mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội (kết cấu bài có ba phần; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ).
- Có thái độ trung thực, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.
2. Về kĩ năng
- Kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận.
3. Về phẩm chất
- Bộc lộ tình yêu nước, biết thể hiện nguyện vọng của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm cấu trúc của văn bản nghị luận. - HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận. - HS trả lời. |
1. Cấu trúc của văn bản nghị luận - Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng… Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. - Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận, với sự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề. Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận. 2. Yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận Để tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, ngoài lí lẽ và bằng chứng, người viết còn có thể sử dụng một số yếu tố bổ trợ như: thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm,… - Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực. - Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan. - Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên. - Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: