Giáo án bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân cùng mối tương quan giữa chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
3. Thái độ
- Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
Sgk, Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
III. Phương pháp
- Đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Vịnh Khoa thi Hương” của Trần Tế Xương.
- Phân tích cảnh trường thi và thái độ của tác giả qua bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động 1
Trước tiết chúng ta tìm hiểu thế nào là ngôn ngữ chung? Là lời nói cá nhân? Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ với nhau. Vậy đó là mối quan hệ gì? Chúng ta tìm hiểu tiết tiếp theo.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hướng dẫn hs tìm hiểu mục III. Gv chép ngữ liệu lên bảng hs chép vào vở và trả lời câu hỏi: |
3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân a. Tìm hiểu ngữ liệu |
Hãy cho biết sự khác nhau giữa các từ “hoa” trong các câu thơ sau: - Hoa hồng nở, hoa hồng lai rụng. - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. - Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. - Hoa thường hay héo cỏ thường tươi. |
- Từ “hoa 1”phần cây cỏ nở ra đầu mút cành nhỏ rồi kết lại thành quả → nghĩa gốc. - Từ “hoa 2” chỉ nước mắt người con gái đẹp. - Từ “hoa 3” vì tình yêu của Thúy Kiều mà Kim Trọng phải tìm nàng. - Từ “hoa 4” chỉ người quân tử trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, thua thiệt, uất ức. Cỏ chỉ bọn quan tham. |
Qua tìm hiểu ngữ liệu trên em hãy cho biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? (Hs trả lòi cá nhân, gv nhận xét chốt ý) |
b. Kết luận - Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh ra lời nói cụ thể của mình đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác. - Ngược lại lời nói cá nhân vừa là biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung. |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Gv hướng dẫn hs làm bài tập sgk. GV chia nhóm thảo luận theo các đề bài sgk. |
II. Luyện tập |
Bài tập 1:sgk tr 35 Nhóm 1 |
Bài tập 1/35 “ nách” chỉ góc tường Nguyễn Du chuyển nghĩa vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Nguyễn Du theo phương thức chuyển nghĩa chung của tiếng Việt. Phương thức ẩn dụ (dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng gọi tên). |
Bài tập 2: sgk tr 36 Nhóm 2 |
Bài tập 2/36 Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại. - Xuân ( đi ): Tuổi xuân, vẻ đẹp con người. - Xuân ( lại ): Nghĩa gốc- Mùa xuân. Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay. - Vẻ đẹp người con gái. Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - Mùa xuân: Nghĩa gốc, chỉ mùa đầu tiên trong một năm. - Xuân: Sức sống, tươi đẹp. |
Bài tập 3 Sgk tr36 Nhóm 3. |
Bài tập 3/36 Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. - Mặt trời: Nghĩa gốc, được nhân hóa Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim - Mặt trời: Lý tưởng cách mạng. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. - Mặt trời( của bắp ): Nghĩa gốc. - Mặt trời ( của mẹ): Ẩn dụ - đứa con. |
Bài tập 4 Sgk tr36 Nhóm 4 |
Bài tập 4/36 Từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây: - Mọm mằn: Nhỏ, quá nhỏ → Qui tắc tạo từ lấy, lặp phụ âm đầu. - Giỏi giắn: Rất giỏi → Láy phụ âm đầu. - Nội soi: Từ ghép chính phụ. |
4. Củng cố
- Hệ thống hóa bài học.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Soạn bài mới : Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ).
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD