Giáo án bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Chữa nội dung: Giúp HS hiểu đề và cách trình bày một bài văn nghị luận.
- Chữa lỗi câu và diễn đạt: Giúp HS khắc phục được một số lỗi cơ bản, từ đó biết sửa chữa và viết văn tốt hơn.
- Hướng dẫn bài viết số 2 HS làm ở nhà.
2. Kĩ năng
Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
3. Thái độ
Có thái độ đúng để làm bài sau tốt hơn.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
III. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
Không.
3. Bài mới
Hoạt động 1
Phần trả bài văn số 1 sẽ giúp các em hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận. Từ đó rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, viết được bài văn nghị luận có tính sáng tạo.
Phần I: Trả bài viết số 1
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV đọc và chép đề lên bảng. HS xác định nội dung cần làm |
ĐỀ BÀI Suy nghĩ của em về nhận định sau: “ Phải chăng, bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi ?”. |
- Đề bài trên thuộc kiểu bài làm văn nào? |
I. Phân tích đề 1. Kiểu bài: NLXH về một tư tưởng đạo lí |
- Người viết cần đề cập đến những nội dung gì? |
2. Nội dung: Tình bạn chân chính- điều không thể thiếu trong cs mỗi con người |
- Phạm vi dẫn chứng, tài liệu cần huy động? |
3. Phạm vi dẫn chứng, tài liệu: - Kiến thức thực tế cuộc sống và bản thân |
- Các phương pháp cần huy động trong quá trình làm văn? Ph¬ơng pháp nào là chủ yếu? |
4. Các phương pháp: Gt, pt, cm |
- Gọi 3 hs lên bảng trình bày dàn ý bài viết. - hs khác bổ sung. Hãy xác định: - Luận đề. - Nghĩa của từ quan trọng. - Tìm ý triển khai |
II. Dàn ý ( phần ra đề) |
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu nói - Khẳng định câu nói trên là đúng hay sai? Vì sao? - Mở rộng vấn đề. - Em cần nêu ý gì ở phần mở bài? - Các ý chính cần nêu ở phần thân bài? - Em cần nêu ý gì ở phần kết bài? |
|
GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. Đánh giá kết quả. Nhận xét chung bài viết của HS |
III. Nhận xét 1.Ưu điểm - Đa số hs nhận thức đ¬ược kiểu bài. - Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung và ý nghĩa câu nói. - Lấy được một số dẫn chứng để minh họa cho luận đề. - Giải thích được nghĩa của từng từ, câu quan trọng và tiêu biểu trong đề bài để làm tiền đề cho sự phân tích và nêu cảm nhận cá nhân. - Nhiều bài viết bộc lộ cảm xúc chân thành, ngôn ngữ diễn đạt biểu cảm. 2. Nhược điểm - Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng. - Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt. - Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói. - Phần liên hệ bản thân còn yếu. - Nhiều hs chư¬a biết phân chia bố cục bài hợp lí. - Một số bài còn sai nhiều lỗi chính tả, câu và diễn đạt, viết hoa tùy tiện.. |
Gv nhận xét cụ thể về kết quả bài làm của hs. |
|
GV sửa chữa một số lỗi trong bài viết của HS. Gv nêu một số lỗi cụ thể trong bài viết của hs và sửa lỗi. |
IV. Chữa lỗi - Lỗi chính tả - Lỗi về câu - Lỗi diễn đạt ( Bài làm của hs) |
Gv đọc và biểu dư¬ơng bài làm tốt. Gv yêu cầu hs xem lại bài, đọc kĩ lời phê để tự rút kinh nghiệm, trao đổi bài với bạn để học tập. |
V.Trả bài |
Phần 2: ra đề bài làm văn số 2 ( hs làm bài ở nhà)
BÀI LÀM VĂN SÔ 2
A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ kiến thức một số lớp 11 giữa HKI - năm học 2014 - 2017
- Đề hướng vào một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn HS mới được học trong chương trình lớp 11, với mục đích kiểm tra năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm nhận hình tượng văn học của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Làm văn: Nắm vững cách làm một bài văn NLVH: từ phân tích đề, lập dàn ý, vận dụng thao tác lập luận phân tích (chủ đạo) để làm rõ thân phận và phẩm chất người phụ nữ qua ba bài thơ: Bánh trôi nước, Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương
B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở nhà
C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
D. BIÊN SOẠN ĐỀ
ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 2- MÔN NGỮ VĂN 11- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Đề bài:
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua ba bài thơ “Bánh trôi nước”, “ Tự tình”(bài II) của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
-----Hết-----
E. HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Yêu câu kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau
Sau đây là một số gợi ý:
a. Mở bài
- Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
- Cảm hứng về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua ba bài thơ “Bánh trôi nước”, “Tự tình”(bài II) của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
b. Thân bài
* Số phận bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả dưới chế độ phong kiến bất công, ngang trái.
- “Bánh trôi nước”: Thân phận trôi nổi lênh đênh không có quyền quyết định tình duyên của mình.→Mang dáng dấp của người phụ nữ tội nghiệp trong ca dao.
- Bài “Tự tình II”, người phụ nữ phải sống kiếp vợ lẽ cô đơn, tủi nhục,bẽ bang; Nỗi buồn về thân phận, về tình duyên và hạnh phúc gia đình. →những điều quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với người phụ nữ.
- Bài “Thương vợ”, người phụ nữ phải gánh vác mọi việc nặng nhọc trong gia đình thay cho chồng, vất vả, lam lũ để nuôi chồng, nuôi con.→nỗi gian truân vì gánh nặng gia đình.
* Người phụ nữ với nhiêu phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu đương:
- Thơ Hồ Xuân Hương:
+ Khát khao tình yêu thương và được yêu thương.
+ Bài “Tự tình II”: người phụ nữ chỉ oán trách số phận chứ không hề oán trách người
đàn ông, ý thức về vẻ đẹp của bản thân, khao khát hạnh phúc trọn vẹn...- Bài “Thương vợ”: yêu thương chồng con, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh, chấp nhận hy sinh bản thân mà không hề kêu ca, phàn nàn… Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ việt nam
* Cảm nhận của người viết: Cảm thông, thương xót, chia sẻ, nể phục, ngợi ca.
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của 3 bài thơ.
- Liên hệ với phẩm chất của người phụ nữ ngày nay.
4. Củng cố
- Ôn lại kiến thức lý thuyết làm văn: Thao tác lập luận phân tích, lập dàn ý bài văn nghị luận…
5. Dặn dò
- Đọc lại các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình ( Bài II ) - Hồ Xuân Hương và Thương vợ - Trần Tế Xương. Nắm chắc nội dung.
- Nộp bài sau một tuần.
- Chuẩn bị bài : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD