Giáo án bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) - Giáo án Ngữ văn lớp 12
Giáo án bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được một vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Sơn Nam và tập truyện ″Hương rừng Cà Mau″.
- Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên độc đáo của vùng đất mũi Cà Mau, những con người Nam Bộ cần cù, dũng cảm, tài trí, lạc quan, yêu đời. Và bao trùm lên trang viết là tấm lòng tha thiết yêu quê hương , đất nước, yêu nhân dân mình- phẩm chất tinh thần sâu sắc nhất của con người Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ, tư tưởng
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
Thiết kế dạy học của GV, SGK, SGV...
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm...
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ..............................................
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân tích hình tượng cây xà nu.
- Phân tích hình tượng nhân vật Tnú.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ sẽ cho chúng ta thấy được tài trí và tinh thần dũng cảm tuyệt vời của người dân miền cực Nam đất nước đã đổ bao mồ hôi, cả máu nữa trong cuộc vật lộn với thiên nhiên để mở mang bờ cõi cho Tổ quốc.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới - Gọi hs đọc tiểu dẫn và rút ra những ý chính. - Chú ý: + Sáng tác của Sơn Nam chia thành 3 giai đoạn: kháng chiến chống Pháp, 54 - 75, sau 75. + Tập truyện Hương rừng Cà Mau.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản văn bản và bố cục. - Tìm dẫn chứng "rừng tràm xanh biếc,những cỏ cây hoang dại, cá sấu nhiều như trái mù u..." - Yêu cầu HS nêu hướng tìm hiểu. - Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi 1. - Tìm dẫn chứng: bắt sấu bằng lưỡi sắt, rồi móc con vịt sống, Năm Hên bắt sấu rừng bằng tay không, Tư Hoạch là một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu, những người trai tráng đã từng gài bẫy cọp, săn heo rừng... - Chốt lại phần trả lời của hs. - Hướng dẫn hs thảo luận và tìm hiểu nhân vật Năm Hên. Gợi ý: Tính cách, tài nghệ...?
- Bài hát của Năm Hên gợi cho em những cảm nghĩ gì? - Chốt lại phần trả lời câu hỏi 2
- Yêu cầu hs nêu những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tác phẩm
Cảm nhận về vùng đất và con người vùng cực nam Tổ quốc? |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Tên thật Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 tại Kiên Giang.Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1975 ông là hội viên Hội NVVN, Uỷ viên BCH Hội NVVN. Tác phẩm: SGK Tiêu biểu là tác phẩm Hương rừng Cà Mau gồm 18 truyện ngắn. Tác phẩm sẽ đưa người đọc vào thé giới của một bức tranh thiên nhiên kì thú và những người dân lao động mộc mạc, đôn hậu, dũng cảm... 2. Tác phẩm a. Xuất xứ - Được rút ra từ tập Hương rừng Cà Mau. b. Bố cục: 3 phần - Phần1: Đầu đến"... ngoài Huế" - Phần 2: "Sáng hôm sau... đi bộ về sau". - Phần 3: Phần còn lại. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình ảnh thiên nhiên và con người vùng đất U Minh Hạ: - Thiên nhiên vùng đất U Minh Hạ khá độc đáo và phong phú. - Con người: gan góc, mưu trí, cần cù và sức sống mãnh liệt, giàu tình nghĩa...
2. Nhân vật Năm Hên - Tính cách và tài nghệ của Năm Hên gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. + Là người giàu tình thương người, rất mộc mạc, khiêm nhường và cũng rất mưu trí, gan góc, can trường. + Là "người thợ già chuyên bắt cá sấu ở Kiên Giang đạo". - Ý nghĩa bài hát của Năm Hên: + Tưởng nhớ hương hồn những người đã bị cá sấu bắt, trong đó có người anh ruột của ông. + Bài hát gợi nhiều cảm nghĩ về một vùng đất khắc nghiệt, đồng thời cũng cho ta thấy tấm lòng của Năm Hên. 3. Nghệ thuật - Kể chuyện: mộc mạc, tự nhiên, gọn gàng, sáng rõ, chỉ cần một vài nét đơn sơ cảnh vật và con người hiện lên rõ nét. - Sử dụng ngôn ngữ, mang đậm phong vị Nam Bộ 4. Cảm nhận về vùng đất và con người vùng cực nam Tổ quốc qua truyện ngắn Đọc truyện ta như thám hiểm những vùng đất xa lạ với bao điều bí ẩn của thiên nhiên và con người. Xa lạ nhưng rất đỗi thân thuộc, đó vẫn là quê hương mình cần cù, dũng cảm, tài trí và lạc quan yêu đời trong đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước. Qua đó người đọc thêm yêu quý nhân dân, đất nước mình. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Đôi nét về phong cách sáng tác, tấm lòng yêu quê hương tha thiết của nhà văn Sơn Nam.
- Bức tranh thiên nhiên độc đáo và con người cần cù, tài trí, dũng cảm của vùng đất mũi Cà Mau.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).