X

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn

Giáo án bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Giáo án Ngữ văn lớp 12


Giáo án bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 Nghị luận về một hiện tượng đời sống

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Kĩ năng

- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

3. Thái độ, tư tưởng

- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng đắn trước những hiện tượng đời sống hằng ngày.

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

2. Học sinh

Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ..................

2. Kiểm tra bài cũ

- Nguyễn Đình Thi đã nêu lên đặc trưng cơ bản nhất của thơ như thế nào?

- Nguyễn Đình Thi có quan niệm như thế nào về thơ tự do?

- Thiên tài Đôx có những mâu thuẫn như thế nào trong cuộc đời và số phận?

- Tác giả đã làm nổi bật chân dung Đôx bằng cách nào?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

   Chúng ta đã được học cách nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta kĩ năng viết một bài văn về một dạng nghị luận xã hội khác: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Thao tác 1: Tìm hiểu đề của SGK

 + GV: Yêu cầu học sinh đọc tư liệu tham khảo ″Chia chiếc bánh của mình cho ai?″ (SGK)

+ GV: Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng gì?

+ GV: Em dự định trong bài viết của mình gồm có những luận điểm nào?

 

 

 

 

 

+ GV: Bài viết sẽ sử dụng những dẫn chứng nào?

 

 

 

 

 

+ GV: Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

 - Thao tác 2: Hướng dẫn lập dàn ý

+ GV: Phần mở bài cần nêu lên những gì? Giới thiệu về hiện tượng như thế nào?

 

 

+ GV: Phần thân bài có những ý chính nào?

 

 

 

 

+ GV: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa gì, tiêu biểu cho phẩm chất nào của thanh niên ngày nay?

 

 

 

 

 

+ GV: Em hãy đánh giá chung về những hiện tượng tương tự như hiện tượng Nguyễn Hữu Ân?

 

 

 

+ GV: Những hiện tượng nào cần phê phán?

 

 

+ GV: Em rút ra được bài học gì cho những thanh niên, học sinh ngày nay?

 

 

+ GV: Phần kết bày nêu lên điều gì?

 

- Thao tác 3: Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

 + GV: Nghị luận đời sống là gì?

 

 + GV: Cần đạt được những yêu cầu nào khi làm bài một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành.

- Thao tác 1: Luyện tập bài tập 1 SGK 68 -69.

+ GV: Hiện tượng mà Nguyễn Ái Quốc nêu lên trong bài viết là gì? Hiện tượng ấy diễn ra vào khoảng thời gian nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ GV: Nguyễn Ái Quốc đã dùng các thao tác lập luận nào?

 

 

 

 

 

+ GV: Nhận xét về cách dùng từ, diễn đạt của Bác?

 

 

 

+ GV: Qua bài viết trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

 

- Thao tác 2: Luyện tập bài tập 2:

+ GV: Nêu lên dàn ý đại cương cho bài viết?

 

 

I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

1. Tìm hiểu đề:

  - Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân - vì tình thương ″dành hết chiếc bánh thời gian của mình″ chăm sóc cho hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo.

- Luận điểm:

  + Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.

  + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

  + Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, ″lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ″.

  + Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.

- Dẫn chứng:

  + Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện…

  + Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe…

- Thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.

2. Lập dàn ý:

  a. Mở bài:

- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân

- Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề ″chia chiếc bánh mì của mình cho ai?″

  b. Thân bài:

- Tóm tắt hiện tượng:

  Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối.

- Phân tích hiện tượng:

  Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay:

   + Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa.

   + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay.

+ Một số tấm gương tương tự.

- Bình luận:

  + Đánh giá chung về hiện tượng:

  Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên.

  + Phê phán:

  Một vài hiện tượng tiêu cực ″lãng phí chiếc bánh thời gian″ vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ.

  + Kêu gọi:

  Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích.

  c. Kết bài:

  Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiên tượng.

3. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống:

 Ghi nhớ (SGK).

- Nghị luận đời sống: là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa trong xã hội.

- Bài nghị luận cần:

+ Nêu rõ hiện tượng

+ Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại

+ Chỉ ra nguyên nhân

+ Bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết

- Ngoài việc vận dung các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận…, cần: diễn đạt sáng sủa, ngắn gọn, giản dị, nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình.

II. LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1:

 a. Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện  tượng:

- Sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện  tượng ấy diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX. Với hoàn cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn.

 - Nêu và phê phán hiện tượng: thanh niên, học sinh Việt Nam du học lãng phí thời gian vào những việc vô bổ

- Chỉ ra nguyên nhân: Họ chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn, ngại khó, ngại khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vìe tiền bạc, vì lợi ích nhỏ hẹp

- Bàn bạc: Nêu một vài tấm gương thanh niên, sinh viên chăm học đạt địa vị cao, khi trở về thì phục vụ cho nước nhà (giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc ở các ngành kinh tế, khoa học, kĩ thuật)

b. Nguyễn Ái Quốc đã dùng các thao tác lập luận:

- Phân tích: thanh niên du học, thanh niên trong nước, lối sống của họ nguy hại cho đất nước

- So sánh: nêu hiện tuợng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.

- Bác bỏ: ″Thế thì thanh niên chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.″

c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:

- Dùng từ ngữ giản dị, không hoa mĩ, nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể;

- Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi (″Thế thì ... gì?″), câu cảm thán (″Hỡi ... hồi sinh″!).

d. Rút ra bài học:

  - Xác định lí tưởng, cách sống;

  - Mục đích, thái độ học tập đúng đắn.

2. Bài tập 2:

Dàn ý:

- Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.

- Thân bài:

  + Phân tích hiện tượng

  + Bình luận hiện tượng

   ο Đánh giá chung về hiện tượng

   ο Phê phán các biểu hiện chưa tốt

- Kết bài:

  + Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.

  + Kêu gọi mọi người tránh xa các tệ nạn xã hội.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Khái niệm nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác: