Giáo án bài Ôn tập phần làm văn - Giáo án Ngữ văn lớp 12
Giáo án bài Ôn tập phần làm văn
Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 Ôn tập phần làm văn
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa tri thức về cách viết các kiểu văn bản được học ở THPT.
2. Kĩ năng
- Viết được các kiểu văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận.
3. Thái độ, tư tưởng
- Tư duy tổng hợp, khái quát.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
SGK Ngữ văn 12, 10 và 11;SGV; Giáo án.
2. Học sinh
SGK, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
- Hướng dẫn HS chuẩn bị trước nội dung bài học (giao về cho các tổ nhóm theo các đề mục ôn tập).
- Tổ chức cho HS thảo luận.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: .....................................
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Bài ôn tập phần Làm văn hôm nay sẽ giúp các em hệ thống hóa và nắm vững những vấn đề lí thuyết cơ bản trong chương trình Ngữ văn THPT:
- Các kiểu văn bản được học ở THPT.
- Các bước của quá trình viết một văn bản nói chung.
- Viết văn bản nghị luận.
- Viết nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành Tổ chức cho HS ôn tập các tri thức chung. * Các nhóm chuẩn bị: - Đại diện nhóm 1 trình bày các kiểu văn bản và khái niệm theo hình thức sơ đồ hóa
Đại diện nhóm 2 trình bày câu hỏi 2 SGK trang 182: những công việc cần thực hiện khi viết một văn bản nghị luận(GV đánh giá và nhấn mạnh một số tri thức cơ bản.)
Đại diện nhóm 3 trình bày câu hỏi 3 SGK trang 182 - GV gọi một vài HS để kiểm tra các đơn vị kiến thức nhỏ theo câu hỏi phần ôn tập. - Các đề tài, đặc điểm chung và khác biệt. - GV dựa vào hệ thống câu hỏi ôn tập gợi nhắc HS kiến thức cũ.
Hoạt động 3. Hoạt động ứng dụng Luyện tập - GV gọi HS đọc đề văn và hướng dẫn HS làm bài tập. - Trên cơ sở tìm hiểu đề, GV chia lớp thành 2 nhóm tiến hành lập dàn ý cho một đề bài. Các nhóm tiến hành thảo luận, lập dàn ý cho một đề bài.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. |
1. Ôn tập các tri thức chung a. Các kiểu văn bản
b. Cách viết văn bản - Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể, các thao tác nghị luận của văn bản. - Hình thành và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản. - Viết văn bản theo dàn ý. 2. Ôn tập tri thức văn nghị luận a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường - Đề tài có thể chia thành 2 nhóm: + Nghị luận xã hội: một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống. + Nghị luận văn học: ý kiến bàn về văn học, một tác phẩm, một đoạn trích. - Nhận xét: + Đặc điểm chung: Đều trình bày tư tưởng, quan điểm về vấn đề nghị luận, đều sử dụng các bước nghị luận. + Điểm khác biệt: NLXH: Cần có vốn hiểu biết xã hội phong phú. NLVH: Cần có kiến thức văn học, khả năng cảm thụ. b. Lập luận trong văn nghị luận - Cấu tạo của lập luận gồm luận điểm, luận cứ và các phương tiện liên kết lập luận. - Cách xác định luận cứ: + lí lẽ phải có cơ sở, chân lí phải được thừa nhận. + phù hợp với luận điểm. + dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp. - Các thao tác lập luận cơ bản:giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ. c. Bố cục của bài văn nghị luận gồm mở bài, thân bài, kết bài thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. d. Diễn đạt trong văn nghị luận - Cần diễn đạt thuyết phục cả lí trí và tình cảm,phải dùng từ, viết câu chính xác. - Giọng văn trang trọng, nghiêm túc.Cần thay đổi giọng điệucho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ hay trầm lắng. - Sử dụng biện pháp tu từ và câu một cách hợp lí. Luyện tập 1. Đề văn ở SGK 2. Yêu cầu luyện tập a. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NLXH (Đề 1), NLVH (Đề 2). - Thao tác lập luận: Đề 1: thao tác bình luận. Đề 2: thao tác phân tích. * Các luận điểm cơ bản dự kiến: Đề 1: cần khẳng định câu nói của Xôcrat với người khách và giải thích tại sao ông ta nói như vậy. Sau đó rút ra bài học và bình luận. Đề 2: Chọn đoạn thơ. Căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chọn luận điểm. b. Lập dàn ý: HS tự lập dàn ý. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Các kiểu văn bản, đặc điểm của các kiểu văn bản. Các thao tác làm văn. Các vấn đề về văn nghị luận.
5. Dặn dò
- Tập viết phần mở bài cho từng bài viết.
- Chọn một ý trong dàn bài để viết thành một đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học.