Giáo án bài Thu điếu - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Thu điếu Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.
Giáo án bài Thu điếu - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Thấy được tài năng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến: nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ,…
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thu điếu.
- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của bài thơ.
- Năng lực phân tích, bình giảng bài thơ, đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
3. Về phẩm chất
- Giúp giáo dục HS về tình yêu thương quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập
- Thiết bị trình chiếu
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gợi mở vấn đề, cho HS chia sẻ: Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.
- GV chiếu cho HS quan sát bức tranh và yêu cầu trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về người trong bức tranh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
- GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dặt vào bài học mới: Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như Tiếng thu (Lưu trọng Lư), Cảm thu, Tiễn thu (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân Diệu),… Và hôm nay ta sẽ đến với cảnh thu điển hình của làng cảnh Việt Nam: mùa thu ở Bắc Bộ qua bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Thu điếu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Thu điếu.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Thanh Tịnh và thông tin tác phẩm Thu điếu.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc phần Thông tin tác giả, tác phẩm trong SGK, tóm tắt những ý chính. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời 2 HS trình trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung thêm: + Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. + Ông được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến. - Năm sinh – năm mất: 1835 – 1909. - Quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. - Thơ của ông thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước cùng nỗi u uẩn trước thời thế. - Ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. 2. Bài thơ Thu điếu - Vị trí : Bài thơ “Câu cá mùa thu” là một trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: