Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 45 - Giáo án Ngữ văn lớp 8


Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 45 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Xác định, phân tích và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ để vận dụng vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực vận dụng sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong viết.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực xác định, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức vận dụng kiến thức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm bài tập: Trong hai câu sau:

 - Một thế giới ban trắng trời, trắng núi.

- Trắng trời, trắng núi một thế giới ban.

So sánh cách biểu đạt, vị trí của các bộ phận chính của hai câu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, trong tiếng Việt, để nhấn mạnh, làm nổi bật  nội dung cần biểu đạt, ý nghĩa của câu văn, câu thơ, người ta có biện pháp tu từ đảo ngữ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về biện pháp tu từ đảo ngữ

a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần định nghĩa về biện pháp tu từ đảo ngữ trong mục Tri thức ngữ văn (SGK trang 40) và đọc ví dụ trong phần Nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đải ngữ (SGK trang 45).

- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệt (SGK trang 45) và trả lời câu hỏi:

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Hãy chỉ ra các cụm từ có sử dụng  biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng dụng của biện pháp đó trong mỗi câu thơ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Phân tích ngữ liệu

- Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

+ thăm thẳm rừng sâu: nhấn mạnh không gian hoang vắng, nguyên sơ của rừng già.

+ bập bùng hoa chuối

+ trắng màu hoa ban

→ làm nổi bật màu đỏ của những màu hoa chuối rừng như ngọn lửa giữa ngàn xanh và không gian tràn ngập sắc trắng của hoa ban.

2. Khái niệm

- Biện pháp tu từ đảo ngữ: thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét,…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: