Giáo án bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) - Giáo án Ngữ văn lớp 8


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Giáo án bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Với tư cách là người nói, HS biết cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết tiếp thu các ý kiến nhận xét, phản hổi từ phía người nghe với tinh thẩn cầu thị.

- Với tư cách là người nghe, HS biết chú ý lắng nghe, ghi chép để nắm đẩy đủ, chính xác các nội dung của bài nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề bạn trình bày.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập trao đổi về một ý kiến xã hội.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng nói và nghe về một vấn đề.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS dành khoảng 5 phút để tự soát lại nội dung bài nói, những chuẩn bị (tranh ảnh, đoạn phim) đã chuẩn bị ở nhà .

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước ta có một nền văn hóa phong phú và lâu đời. Bên cạnh những di sản chung, mỗi miền đất đều có những di sản văn hóa riêng biệt, cần được giữ gìn, phát triển. Trong bài học này, em sẽ có cơ hội trình bày ý kiến về một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.

c. Sản phẩm: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đề: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội nói về một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục đích nói và người nghe theo hướng dẫn trong SGK:

+ Lựa chọn một sản phẩm văn hóa mà em yêu thích.

+ Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.

+ Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi.

+ Sắp xếp các ý thành một dàn ý: mở đầu, triển khai và kết luận.

+ Lựa chọn một số từ ngữ then chốt phù hợp với vấn đề trình bày.

- GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị bài nói.

- Các nhóm luyện tập, tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, ngữ điệu và trao đổi cùng các bạn trong nhóm.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả chuẩn bị của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Chuẩn bị bài nói

- Xác định mục đích nói và người nghe.

- Lập dàn ý:

+ Mở đầu: giới thiệu tên sản phẩm văn hóa truyền thống và nêu khái quát ý kiến của em về sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại.

+ Triển khai:

* Nêu ngắn gọn một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống.

* Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm văn hóa truyền thống.

* Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp.

+ Kết luận: khẳng định ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống đối với cuộc sống hiện tại.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: