X

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn

Giáo án bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Giáo án Ngữ văn lớp 9


Giáo án bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tải word giáo án: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Mục tiêu bài học

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

- Hs có những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. Đặc điểm của thơ PTD qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

- Hiện thực cuộc k/c chống Mĩ đc p/a trong t/p; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng…của những con ng đã làm nên con đg Trường Sơn huyền thoại đc khắc hoạ trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng ng chiến sỹ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

- Cảm nhận đc ngôn ngữ hình tượng thơ độc đáo trong bài thơ.

3. Thái độ

- Có ý thức trách nhiệm đối với bạn bè, trân trọng těnh bạn, ý thức được trách nhiệm của công dân với đất nước.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

   + Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK)

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

*Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

Hãy đọc thuộc lòng bài thơ?

Giải thích: Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí”?

3. Bài mới

Trong mỗi người chắc không ai không thuộc bài hát "Trường Sơn đông Trường Sơn tây" phổ thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Giờ học này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về người lính trường sơn năm xưa qua một bài thơ khác của ông: đó là "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- HD H/s đọc: giọng vui, khoẻ khoắn, dứt khoát, thể hiện tư thế ung dung tự tại, tinh thần dũng cảm của tuổi trẻ trước khó khăn nguy hiểm.

- Ngắt nhịp: 4/4; 2/6; 2/2/2 → nhịp thơ biến chuyển linh hoạt

- GV đọc mẫu → H/s đọc tiếp.

H: Giới thiệu những nét cơ bản về T/g?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc

2. Chú thích:

a) Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941- 2007)

- Quê: Thanh Ba- Phú Thọ

- Năm 1964 gia nhập quân đội và hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn

- Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

H: Em hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm?

H: Em hiểu thế nào là Bếp Hoàng Cầm, tiểu đội, chông chênh…?

b) Tác phẩm:

Bài thơ nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập "Vầng trăng quầng lửa"

c) Chú thích khác ( SGK)

HĐ2. HDHS đọc- hiểu văn bản:

H: Xác định thể thơ của VB?

 

 

H: Chia bố cục của bài thơ?

 

 

H: Bài thơ làm theo thể thơ nào?

H: Phương thức biểu đạt?

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Thể loại:

- Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, vần gieo ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.

2. Bố cục:

- Bài thơ gồm 3 phần:

   + Phần 1(4 khổ thơ đầu)

⇒ H/ả những chiếc xe k kính và những ng lính lái xe.

   + Phần 2( Hai khổ thơ giữa)=>Tình đồng đội của những ng lính lái xe.

   + Phần 3(Khổ thơ cuối)

→ Quyết tâm của những ng lính lái xe.

* Thể thơ: Thể thơ tự do

* Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, tự sự và miêu tả

H: Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?

H: T/g thêm 2 chữ "bài thơ" vào nhan đề trên có tác dụng gì?

2. phân tích:

a) Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính:

* Nhan đề bài thơ "Bài thơ…không kính"

- Dài, tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về")-> mới lạ và độc đáo

→ Làm nổi bật và rõ h/ả toàn bài: những chiếc xe không kính và những ng lính lái xe trên tuyến đường TS.

⇒ Hai chữ "bài thơ"thêm vào nhan đề giúp người đọc thấy rõ hơn cách nhìn cách khai thác hiện thực của tgiả. Ông đã khai thác chất thơ từ hiện thực chiến tranh qua những chiếc xe không kính. Đó cũng là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.

H: Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào?

H: Nguyên nhân nào khiến những chiếc xe kh kính?

H: Nhận xét cách nói trong bthơ và tác dụng của nó?

H: Xe k kính là h/tượng bình thường hay bất bình thường trong chiến tranh?

H: Hiện thực nào về c/tr đc thể hiện qua h/ả những chiếc xe k kính?

H: T/g giới thiệu về h/a xe k kính với giọng điệu thơ ntn?

H: Vậy h/ả những chiếc xe k kính trở nên đọc đáo là do đâu?

H: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những chiếc xe k kính hay nh ng lính lái xe? (Người lính lái xe)

* Hình ảnh những chiếc xe không kính:

“Không có kính khg phải vì xe khg có kính

Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi”.

“… xe không kính

Không có đèn, không mui

Thùng xe có xước”

- Xe vốn có kính nhưng đã bị bom đạn tàn phá-> không có kính

- Nghệ thuật:dùng động từ mạnh(giật, rung, vỡ) ; dùng từ phủ định “không phải”

⇒ Hình ảnh những chiếc xe trở nên độc đáo.

- Đây là hiện tượng bình thường trong h/cảnh c/tr ác liệt.

- Gợi lên sự tàn phà khốc liệt của c/tr.

- Giọng điệu:Hóm hỉnh,tinh nghịch lạc quan.

⇒ Hồn thơ nhạy cảm, giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch của người lính đã khiến những chiếc xe k kính trở thành h/tg thơ độc đáo của thời c/tr chống Mĩ.

H: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được hiện lên trong những câu thơ nào?

H: Những ng lính lái xe mang tư thế và phong thái ntn khi ngồi lái những chiếc xe k kính?

H: Tầm nhìn của các anh ra sao khi lái những chiếc xe k kính?

H: Các anh có cảm giác ntn trong khi lái xe? - Đọc khổ thơ thứ 3,4:

H: Mặc dù vậy các anh cũng gặp k ít k/k nguy hiểm khi lái những chiếc xe k kính, đó là những k/k nào?

H: Nhận xét về nhịp thơ, BP tu từ mà t/g sử dụng?tác dụng?

H: Điều gì đã khiến những ng lính lái xe quên đi những khó khăn nguy hiểm để chấp nhân thực tại?

H: Vẻ đẹp nào đc bộc lộ trong phẩm chất của những ng lính lái xe TS?

b. Hình ảnh những chiên sĩ lái xe Trường Sơn:

"Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng."

"Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng

…như sa như ùa vào buồng lái."

- Tư thế:hiên ngang sẵn sàng băng ra trận → tìm thấy niềm vui, niềm hp, khi được/đấu vỡ ho bỡnh.

- Phong thái: ung dung, làm chủ hoàn cảnh.

- Tầm nhìn bao quát k/gian “ nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”

- Cảm giác tự do như được bay lên bầu trời,cảm giác sảng khoái được hoà nhập với t/n, vũ trụ- giao cảm với t/g bên ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của t/n.

"Không có kính ừ thì có bụi

…chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc….ha ha.

…không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối… trời

…chưa cần thay lái trăm cây số nữa

…………………..khô mau thôi.”

- Khó khăn: mưa, bụi, sự khắc nghiệt của thởi tiết(gió rét)=> T/đ xấu đến sức khoẻ.

- NT: Sdụng điệp từ, so sánh, cấu trúc câu thơ được lặp lại: ừ thì, chưa cần, nhịp thơ dồn dập, khoẻ khoắn, vui tươi

→ khắc hoạ nột tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ.

- Tinh thần lạc quan, thái độ bình thản, sẵn sàng chấp nhận gian khổ nguy hiểm, vượt lên hoàn cảnh.

⇒ Những con ng có phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao, dũng cảm vượt gian khó để hoàn thành n/vụ.

H: Đọc những câu thơ nói về tình đồng đội của những người lính lái xe?

H: Em nhận xét như thế nào về đời sống sinh hoạt của những ng lái xe ntn ?

H: Trong h/c ấy tinh thần đồng đội của họ đc thể hiện ntn?

H: Em cảm nhận đc điều gì từ những cái bắt tay qua cửa kính vỡ của những ng lính lái xe?

c. Tình đồng đội:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

……………..tiểu đội

…gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi."

Bếp hoàng cầm………..

………….gia đình đấy

……………..trời xanh thêm.”

- Việc ăn uống, nghỉ ngơi tất cả chỉ là tạm thời->Sinh hoạt khẩn trương nhưng vẫn đàng hoàng.

- Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, lạc quan, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội.

- Bắt tay quyết tâm - truyền cho nhau sức mạnh tinh thần lớn lao, vượt qua gian khó.

⇒ Tình đồng chí, đồng đội, gắn bó như anh em g/đình ruột thịt.

“ Chung bát đũa… gia đình đấy”

H: Ở khổ thơ cuối t/g còn cho ta thấy những khiếm khuyết nào của xe?

H: Điều gì khiến người lính lái xe vượt qua tất cả những trở ngại đó?

H: phép tu từ ở khổ thơ cuối là gì?

H: Em có suy nghĩ gì về nội dung hai câu thơ cuối?

⇒ Xe vẫn chạy vì miền Nam ...Chỉ cần trong xe có 1 trái tim

+ Hình ảnh hoán dụ .

GV: Khó khăn kh thể ngăn cản ý chí quyết tâm c/đ.

Vẻ đẹp của sự trung thành với lí tưởng CM gpdt.

- “Không có kính…tim”: thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp: sức mạnh tinh thần lớn lao, lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.

H: Qua phần phân tích trên đây, hãy nhận xét chung về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa?

d. Ý chí giải phóng miền Nam

- Lái những chiếc xe, k kính, k đèn, k mui, thùng xe xước…Tất cả đều a/h đến k/năng lăn bánh của xe.

- Tình yêu nc nồng nhiệt của tuổi trẻ,ýchí chiến đấu và giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà khiên những người lái xe vượt qua khó khăn gian khổ.

“ Xe vẫn chạy vì miền Nam ...Chỉ cần trong xe có 1 trái tim”

- NT :Hình ảnh hoán dụ .

→ Khẳng định quyết tâm giải phóng miền nam không gì lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ lái xe anh hùng)

* Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên định lạc quan, yêu đời

→ Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn dân, toàn quân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép.

HĐ3. HDHS tổng kết:

H: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật sau khi học văn bản?

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do (kết hợp linh hoạt thể bảy chữ và thể tám chữ)

- Điệp từ, điệp cấu trúc câu

- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên khoẻ khoắn, tinh nghịch.

2. Nội dung:

- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

4. Củng cố - luyện tập

- Hệ thống bài:

- Nhan đề bài thơ → độc đáo thu hút

- Hình ảnh những chiếc xe không có kính

- Hình ảnh người lính lái xe

- Đọc diễn cảm bài thơ.

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

- Làm Bài tập 1, 2 SGK/133

- Học bài + làm bài tập (SBT)

- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 2 tiết văn học trung đại. Học thuộc lòng bài thơ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: