X

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn

Giáo án bài Nghị luận trong văn bản tự sự - Giáo án Ngữ văn lớp 9


Giáo án bài Nghị luận trong văn bản tự sự

Tải word giáo án: Nghị luận trong văn bản tự sự

I. Mục tiêu bài học

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

- HS nắm đc y/t nghị luận trog vb tự sự. Mục đích của việc sử dụng y/t nghị luận trong vb tự sự . Thấy đc t/d của y/t nghị luận trong vb tự sự.

2. Kĩ năng

Biết đưa y/t nghị luận vào bài văn nghị luận trong khi làm bài. phân tích đc các y/t nghị luận y/t nghị luận trong một vb t/s cụ thể.

3. Thái độ

- Gd ý thức ham học , Có ý thức sử dụng y/t nghị luận sau khi học vào việc tạo lập một vb tự sự.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

   + Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi làm bài tập sách GK)

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

* Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

- Vai trò t/d của y/t m/t nội tâm trong vb ts ?

3. Bài mới

- Giờ TLV trước chúng ta đã tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự . Giờ học này cô cùng các em tìm hiểu thêm một yếu tố co vai trò quan trọng trong văn bản tự sự nữa đó là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:

- Gọi hs đọc bài tập

H: Nhắc lại khái niệm nghị luận

- Nhắc lại: Nghị luận là nêu dẫn chứng , lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm tư tưởng nào đó.

I. Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

1. Bài tập Tìm yếu tố nghị luận :

a) Đoạn trích (a) là đoạn suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo. Ông đối thoại với chính mình rằng : vợ mình không ác -> Đoạn văn có yếu tố nghị luận.

H: Hãy tìm yếu tố nghị luận có trong hai đoạn trích a và b?

- Đây là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo, ông đã đối thoại với chính mình để thuyết phục bản thân: vợ mình k ác nên ông chỉ buồn mà không nỡ giận.

H: Vấn đề ông giáo nêu ra là gì? phát triển vấn đề ra sao? bằng những lí lẽ nào?

H: Ông giáo đã đưa ra luận điểm và lập luận như thế nào?

H: Các câu văn trên thuộc kiểu câu gì Chr ra kiểu câu đc sử dụng trong đoạn trích ?

H: Đây có phải là cuộc đối thoại không? Em hình dung cảnh này thường xuất hiện ở đâu?

Ai là quan toà ? Ai là bị cáo?

* Nêu vấn đề: (câu 1) Nếu ta không cố tìm…với họ.

* Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải người ác , nhưng thị khổ quá rồi.(vì sao vậy?)

- Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau(quy luật tự nhiên)

- Khi khổ quá thì không nghĩ đến ai được

- Bản tính tốt nhưng bị những buồn đau , lo lắng che lấp mất

* Kết thúc vấn đề:Tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận

   + Hình thức: Đoạn văn chứa nhiều câu , từ mang tính chất nghị luận : Nếu…thì, Vì…nên, Khi(A)…thì (B)

- Câu văn: sử dụng câu ghép có 2 vế có cặp từ hô ứng.Các câu khẳng định ngắn gọn, khúc triết như diễn đạt các chân lí.

⇒ Các đặc điểm, ndung, hình thức, cách lập luận đều rất phù hợp với tính cách nhân vật ông giáo : 1 người có học thức , hiểu biết, giàu lòng thương người luôn suy nghĩ , trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời nhìn người

H: Hoạn Thư đã biện minh cho mình bằng những luận điểm nào?

⇒ Với cách lập luận trên Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là"khôn ngoan đến mực nói năng phải lời"

b) Đoạn trích (b) là 1 phiên toà có bị cáo và người buộc tội diễn ra dưới hình thức nghị luận phù hợp với 1 phiên toà . Mỗi bên đều có lí lẽ và cách lập luận của mình

- Kiều ở 4 câu đầu: sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến"càng cay nghiệt càng chuốc lấy oan trái" (khẳng định: càng…càng)

- Hoạn Thư (lập luận ở 8 câu tiếp) với 4 luận điểm:

   + Tôi là đàn bà ghen tuông là chuyện thường tình

   + Tôi đã đôi xử tốt với cô khi ở gác viết kinh ->Cô trốn khỏi nhà tôi cũng chẳng đuổi theo(kể công)

4. Củng cố - luyện tập

Hệ thống bài:

- vai trò của yếu tố nghị luận trong tự sự

- Cách sử dụng

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

- Học bài + hoàn thành các BT

- Soạn "Đoàn thuyền đánh cá

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: