X

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn

Giáo án bài Cố hương (Tiết 1) - Giáo án Ngữ văn lớp 9


Giáo án bài Cố hương (Tiết 1)

Tải word giáo án: Cố hương (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền vh Trung Quốc và vh nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xh cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc -hiểu vb truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận 1 vb truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

3. Thái độ

- Có t/cảm trong sáng, có tinh thần phê phán sâu sắc, tình yêu quê hương.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

   + Soạn bài đọc tài liệu nghiên cứu bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài: đọc, tóm tắt,trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

* Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

- Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Qua tất cả những cử chỉ, lời nói của bé Thu trong những ngày ông Sáu ở nhà và ngày ông Sáu ra đi, trong cảm nhận của em Thu là một em bé như thế nào?

3. Bài mới

- Sau nhiều năm đi xa, khi nhân vật tôi trong truyện Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà, tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi 1 nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng không chỉ có thế . Để hiểu được nội dung và tâm trạng của nhà thơ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay để làm rõ hơn điều đó

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài. Giọng châm, buồn, bùi ngùi, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím Hai Dương

H: Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc - Tóm tắt:

Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật "tôi " trở về thăm làng cũ. So với những ngày trước cảnh vật và con người thật tàn tạ, nghèo hèn.Mang nỗi buồn thương, nhân vật "tôi "rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.

H: Giới thiệu ảnh Lỗ Tấn và Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn.

H: Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãy giới thiệu về tgiả Lỗ Tấn?

2. Tìm hiểu chú thích.

a) Tác giả:

- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân quê ở phủ Thiệu Hưng Tỉnh Chiết Giang

- Sinh trưởng trong 1 gđình quan lại sa sút, từ lúc còn trẻ ông quyết tâm đi tìm con đường lập thân mới

- Theo học nhiều ngành cuối cùng ông chuyển sang hoạt động văn học

- Sự nghiệp sáng tác văn học đồ sộ và khá đa dạng: 17 tập tạp văn và 2 tập truyện ngắn xuất sắc nhất là "Gào thét"(1923) và "Bàng hoàng" (1926)

- Ông là nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn có nhiều công trình nghiên cứu

- Năm 1981 toàn TG đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như 1 danh nhân văn hoá

H: Em hãy giới thiệu nét cơ bản về tác phẩm Cố hương?

- Giải thích từ khó SGK

b) Tác phẩm

- Cố hương là 1 trong những truyện ngắn tiêu biểu của tập "Gào thét"(1923)

c) Từ khó (SGK)

HĐ2. HDHS đọc- hiểu văn bản:

H: Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?tác dụng của ngôi kể đó đối với văn bản?

H: Trong vb tự sự này có sự kết hợp của các ptbđ nào? (TS + MT + BC + Lập luận)

H: Trong đó ptbđ nào làm nổi bật tính trữ tình của vb này?( BC và lập luận)

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Thể loại: truyện ngắn

- Phương thức: Tự sự , miêu tả , biểu cảm và nghị luận.

- Chọn ngôi kể thứ nhất làm tăng đậm chất trữ tình của truyện.(nhưng không đồng nhất "tôi" với tác giả )

H: Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đ1: từ đầu đến "tôi đang làm ăn sinh sống. Tình cảm và tâm trạng của "tôi" trên đường trở về quê cũ.

- Đ2: đến"sạch trơn như quét". Tình cảm và tâm trạng của "tôi "trong những ngày ở quê.

- Đ3: còn lại :Tâm trạng và ý nghĩ của " tôi "trên đường rời quê.

H: Em hãy nhận xét về bố cục của văn bản?

⇒ Bố cục đầu cuối tương ứng: Một con người đang suy tư trong 1 chiếc thuyền dưới bầu trời u ám về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong 1 chiếc thuyền rời cố hương.

- Cách kể theo trình tự thời gian, với sự thay đổi không gian, đan xen quá khứ với hiện tại=>kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ chất trữ tình, biểu cảm, và triết lí trong dòng tự sự của truyện.

H: Truyện gồm những nhân vật nào? nhân vật nào là nhân vật chính?

? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? vì sao?

* Tuyến nhân vật

- Truyện có 2 nhân vật chính là: Nhuận Thổ, và "tôi"

- Hình tượng Nhuận Thổ có địa vị rất quan trọng , gần như mọi thay đổi của quê hương đều tập trung vào nhân vật này và tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của "tôi"

- Nhân vật "tôi " là nhân vật trung tâm vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu chuyện có qhệ với toàn bộ hệ thống nhân vật

1. Theo dõi phần đầu văn bản, cho biết:

H: Cảnh làng quê trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào? Đó là cảnh gì?

H: Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hương ?

H: Trước cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về?

H: Em đọc được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng nói vọng nội tâm này?

H: Từ đó, tình cảm nào của người trở về đối với cố hương được bộc lộ? (HS thảo luận các câu hỏi)

H: Chuyến về quê lần này của nhân vật "tôi" có gì đặc biệt?

H: Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống như thế nào ở cố hương?

H: Từ đó, hình ảnh cố hương đă hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê.

3. Phân tích:

a. Tình cảm tâm trạng nhân vật "tôi" trên đường trở về thăm quê cũ

- Đang độ giữa đông; xa gần thấy thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều , hoang vắng , nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa-> Cảnh vật thê lương=> Cuộc sống tàn tạ, nghèo khổ.

- A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?->cảnh làng quê trong hồi ức đẹp hơn nhưng mờ nhạt không hình dung rõ nét =>Ngạc nhiên , không nén được,lòng se lại, chua xót

⇒ Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.

- Sau hơn hai mươi năm xa quê : ý định là để từ giã nó lần cuối cùng ; vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu , đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống .

⇒ Cuộc sống nơi quê ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống

⇒ Làng xóm tiêu điều, xơ xác.

4. Củng cố - luyện tập

- Tình huống truyện ? Tâm trạng tôi trên đường về quê?

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

- Ôn tập lại các bài đã học.

- Chuẩn bị bài: “Cố hương” tiếp: Đọc ,tóm tắt văn bản và trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu , nêu tình huống truyện .

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: