Giáo án bài Kiểm tra phần Tiếng Việt - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
Tải word giáo án: Kiểm tra phần Tiếng Việt
I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội thoại
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng
- Khái quát 1 số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ
- Học sinh biết vận dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu, soạn bài.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài: xem lại các khái niệm và làm bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Ở học kì I chúng ta đã tiếp thu kiến thức về phưong châm hội thoại. cách chọn từ ngữ xưng hô trong các tình huống giao tiếp cụ thể, cách dẫn lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong cách tạo lập vb. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập, củng cố những kiến thức đó.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HDHS ôn tập các phương châm hội thoại: - Giao yêu cầu cho học sinh H: Thế nào là phương châm về lượng? nêu ví dụ? |
I. Các phương châm hội thoại: 1. Phương châm về lượng - Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung lời nói phải đúng yêu cầu cuộc giao tiếp không thiếu, không thừa VD: Anh đã ăn cơm chưa? Tôi đã ăn cơm rồi. |
H: Thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ? |
2. Phương châm về chất - Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực VD: Con bò to gần bằng con voi |
H: Thế nào là phương châm quan hệ? Cho ví dụ? |
3. Phương châm quan hệ - Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề VD: anh đi đâu đấy? TôI đi bơi(đúng) Con mèo đen đã chết(Sai p/c quan hệ) Ông nói gà bà nói vịt (vi phạm pcqh) |
H: Thế nào là phương châm cách thức? Cho ví dụ? |
4. Phương châm cách thức - Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ VD: Dây cà ra dây muống (vi phạm pcct) |
H: Thế nào là phương châm lịch sự ? Cho ví dụ? - Hãy kể 1 tình huống giao tiếp trong đó có 1 hoặc 1số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ? |
5. Phương châm lịch sự - Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác VD: Nhân tiện đây xin hỏi |
HĐ2. HDHS ôn tập xưng hô trong hội thoại: H: Hãy kể tên các đại từ xưng hô? được chia theo mấy ngôi? H: Ngoài đại từ xưng hô còn có các đại từ loại nào cũng dùng để xưng hô? Lấy vd? |
II. Xưng hô trong hội thoại 1. Các từ ngữ xưng hô - Đại từ xưng hô: Tôi, tao, tớ, chúng tôi , chúng tao, chúng nó, bọn nó… - Được chia theo ba ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2, ngôi thứ 3 - Dùng các từ chỉ quan hệ họ hàng,quan hệ XH làm từ xưng hô: Cô, dì, chú bác… |
H: Em hiểu phương châm xưng hô khiêm tốn ntn? Cho ví dụ minh hoạ? H: Ngày xưa trong xhội quần thần việc xưng hô với vua ntn? Những nhà sư và kẻ sĩ xưng hô ntn? H: Vì sao trong tiếng việt khi gtiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô? H: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gtiếp? |
2. Xưng khiêm, hô tôn - Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô,người nói tự xưng mình 1 cách khiêm nhường và gọi người đối thoại 1 cách tôn kính-> phương châm gtiếp lịch sự của nhiều nước VD: Thời trước: Bề hạ, bần tăng, bần sĩ Ngày nay: Quý ông, quý bà - Gọi người nghe là anh hoặc bác và xưng hô là em 3. Lựa chọn từ ngữ xưng hô - Mỗi từ ngữ xưng hô thể hiện tính chất của tình huống gtiếp và mqh người nói, người nghe chú ý lựa chọn để đạt kquả gtiếp |
HĐ3. HDHS ôn tập cách dẫn trực tiếp và cáchdẫn gtiếp - GV hướng dẫn hs làm bài tâp |
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gtiếp - Có 2 cách dẫn lời hay ý nghĩ của 1 người, 1 nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gtiếp 1. phân biệt 2 cách dẫn: * Giống nhau: - Đều là lời dẫn * Khác nhau: - Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép - Dẫn gtiếp tức là thuật lại lời nói hay ỹ nghĩ của người nói có điều chỉnh cho thích hợp không đặt trong dấu ngoặc kép |
HĐ4. HDHS luyện tập: - HS làm bài tập dưới sự điều khiển của GV - GV hướng dẫn hs làm bài tâp |
IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh : - Em cho thầy biết sóng là gì? Học sinh giật mình , trả lời: - Thưa thầy "Sóng "là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! 2. Bài tập 2 - Khi xưng hô ,người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là "xưng khiêm "và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là " hô tôn ". Ví dụ: - Vua tự xưng là "quả nhân "(người kém cỏi ) để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là "cao tăng "để thể hiện sự tôn kính. - Các nhà nho tự xưng là "hàn sĩ ", "kẻ hậu sinh " và gọi người khác là "tiên sinh ". 3. Bài tập 3. * Chuyển thành lời dẫn gián tiếp Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nào. |
4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống toàn bài.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Ôn tập kiến thức, làm lại các bài tập.
- Giờ sau kiểm tra viết: thơ truyện hiện đại. (học sinh ôn lại bài thơ, truyện đã học)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: