Giáo án bài Mây và sóng - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Mây và sóng
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp HS cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối thơ văn xuôi, trong lời kể có xen đối thoại, cách XD hình ảnh thiên nhiên.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ được viết theo lối văn xuôi.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh yêu gia đình, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh
H: Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Sang thu”
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của VH n/thuật. Đại thi hào Ta-go (Ấn Độ) cũng có 1 bài thơ rất hay về đề tài này. Đó là bài: Mây và sóng. Để hiểu rõ hơn ND bài thơ chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: - GV hướng dẫn đọc- đọc mẫu- gọi hs đọc. - Đọc chú thích * và nêu những nét chính về tác giả? |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Chú thích: a. Tác giả: - Ta-go (1861- 1941). - Là thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. - Để lại 1 gia tài Vhóa n/thuật đồ sộ cả về thơ văn, họa, nhạc. - Với tập “Thơ Dâng” ông đã trở thành nhà văn đầu tiên của Châu Á được giải thưởng Nô-ben về VH 1913. - Thơ Ta-go t/hiện tinh thần d/tộc, dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm. b. Tác phẩm: - Bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan, xuất bản năm 1909 |
HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản: H: Xác định thể thơ? H: Cách tổ chức bài thơ có gì đặc biệt ? Các phần có gì giống và khác nhau? Tác dụng của nó trong việc t/hiện chủ đề bài thơ ? |
II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Thể thơ: Thơ tự do hiện đại, viết dưới dạng văn xuôi. - Phương thức biểu đạt: Thơ tự sự - biểu cảm, miêu tả. 2. Bố cục: - Lời của em bé có thể chia làm 2 phần: từ đầu->…xanh thẳm và còn lại. - Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại về từ ngữ, cấu trúc, cách XD h/ảnh. Mỗi phần lời của em bé gồm:lời mời gọi, lời từ chối của em bé, t/chơi của em bé. - Lời tâm tình của em được đặt vào 2 tình huống thử thách khác nhau-> diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé. |
H: Những người “ trên mây” đã nói gì với em bé? H: Những người trong sóng đã nói gì với em bé? H: T/giới của mây và sóng có gì hấp dẫn? H: Cách đến với họ có gì đặc biệt và hấp dẫn? |
3. Phân tích: a. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng: - Những người sống trên mây: Chơi từ khi thức dậy- chiều tà, bình minh vàng, vầng trăng bạc. - Những người sống trong sóng: Ca hát từ sáng sớm- hoàng hôn, ngao du nơi này , nơi nọ. → Vẽ ra một t/giới hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu, với những tiếng ca du dương bất tận, được đi khắp nơi này nơi khắp đó đây. - Cách đến với họ: + Đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời… + Đến bờ biển cả, nhắm nghiền mắt lại… → Lời mời gọi của những người sống trên mây, sóng chính là tiếng gọi của t/giới diệu kì, lung linh huyền ảo đầy hấp dẫn. |
H: Em bé đă nói gì với những người sống trên mây và sóng ?tại sao bé không từ chối ngay lời mời của mây và sóng? H: Lí do nào khiến em bé từ chối lời mời gọi? |
b. Lời chối từ của em bé: - Mẹ mình đang đợi ở nhà,làm sao có thể rời. - Mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ. → Sức níu giữ của t́nh mẫu tử. Tình y/thương mẹ đă thắng lời mời gọi đầy hấp dẫn của những người sống trên mây và sóng. Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài t/hiện chính ở sự khắc phục ham muốn ấy. |
- HS đọc các câu thơ nói về tṛò chơi của em bé. H: Em bé đã t/tượng ra trò chơi đầy thú vị khác ntn ? H: Trò chơi của em hay và thú vị hơn lời rủ rê của những người sống trên mây, sóng ở điểm nào? |
c. Trò chơi của em bé: - Em hóa thân chính mình là mây, rồi thành sóng, c̣òn mẹ là trăng và bến bờ kì lạ. - Hay, thú vị: không chỉ có mây mà c̣òn có trăng- hiện thân của mẹ, không phải chỉ để đùa vui như những người sống trên mây, sóng, mà để sống dưới 1 mái nhà cho em được ôm ấp, được đón nhận ánh sáng dịu dàng. |
H: Cảm nhận về cái hay của câu thơ: con lăn…lòng mẹ....chốn nào? |
Em không chỉ có sóng mà c̣òn có bến bờ kì lạ- hiện thân của mẹ, bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng đón tiếp em. - Câu thơ tạo ra 1 h/ảnh t/trưng mang màu sắc triết lí đậm đà nhất. So sánh tình mẹ con gắn với q/hệ mây- trăng, biển- bờ, t/giả nâng t/cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ. - Đến câu cuối: Không ai biết…chốn nào - Nói như vậy có nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được mẹ con ta, cũng có nghĩa tình mẫu tử ở khắp nơi t/liêng, bất diệt. |
HĐ3. HDHS tổng kết: H: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và n/thuật của bài thơ ? |
III. Tổng kết: 1. ND: Bài thơ t/hiện t/yêu t/tha, sâu nặng của đứa con với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử t/liêng, bất diệt, tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với trẻ thơ. 2. NT: Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại, nhưng có sự biến hóa và p/triển. XD h/ảnh t/nhiên giàu ý nghĩa t/trưng. |
4. Củng cố, luyện tập:
H: Đọc diễn cảm lại bài thơ?
H: Nêu cảm nhận của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
5. Hướng dẫn HS về nhà:
- VN học thuộc lòng bài thơ, nắm ND bài học.
- Vẽ 1 bức tranh minh họa cho bài thơ.
- Xem trước bài: Ôn tập thơ đọc trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: