Giáo án bài Trau dồi vốn từ - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Trau dồi vốn từ
Tải word giáo án: Trau dồi vốn từ
I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Những định hướng chính để trau rồi vốn từ.
2. Kĩ năng
- Giải nghĩa từ và sử dụng đúng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ
- Ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài, (trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Giới thiệu bài: Làm thế nào để hiểu biết được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ, qua đó ta còn biết cách dùng từ đúng, không những thế vốn từ của ta ngày càng thêm phong phú. Không có cách nào khác là trau dồi vốn từ. Cụ thể về vấn đề này ntn?, Các em cùng tìm hiểu bài học : “Trau dồi vốn từ”.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS tìm hiểu việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: VD1: 1 HS đọc (SGK/99, 100). H: Cho biết T/g Phạm Văn Đồng muốn nói gì? → Muốn làm rõ 2 ý: |
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: 1. Bài tập1/99 - Tác giả muốn làm rõ hai ý: + Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người viết. + Muốn phát huy khả năng tối đa của Tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn gữ của mình mà trước hết phải trau dồi vốn từ. |
* VD 2: (SGK/100) H: Xác định lối diễn đạt trong những câu văn H: Giải thích vì sao lại có những lỗi trên? H: Để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì? (muốn phát triển được vốn từ TV ta phải làm gì?) - HS đọc ghi nhớ. |
2. Bài tập 2/99 a. Thừa từ đẹp vì thắng cảnh: Cảnh đẹp b. Sai từ dự đoán: vì dự đoán: “đoán trước tình hình sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” Thay bằng từ ước tính, phỏng đoán. c. Sai từ đẩy mạnh: có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên” → Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp. → Người viết không biết chính xác nghĩa của từ ngữ mà mình sử dụng. 3. Kết luận: - Trước hết cần trau dồi vốn từ ->Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. * Ghi nhớ SGK/101 |
HĐ2. HDHS rèn luyện để làm tăng vốn từ: - Đọc bt1 (SGK/100, 101) H: Em hiểu ý kiến của nhà văn TH ntn? H: Từ ví dụ về việc trau dồi vốn từ của đại thi hào ND mà nhà văn TH phân tích, em rút ra kết luận gì cho việc trau dồi l àm tăng vốn từ vốn từ? |
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1. Bài tập 1/100 - Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân: 2. kết luận - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. * Ghi nhớ: SGK/101 |
HĐ3. HDHS luyện tập: - Đọc yêu cầu BT - Làm miệng trước lớp - H/s khác nhận xét, bổ xung
- Hướng dẫn H/s làm bài.
- Hướng dẫn H/s làm bài tập.
- Hướng dẫn hs làm bài tập. - Yêu cầu học sinh nhận xét về ý kiến của nhà phê bình Chế Lan Viên - Đọc bài viết trước lớp.
- Đọc yêu cầu BT H: Nêu cách thể hiện để làm tăng vốn từ?
H: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Đọc yêu cầu BT - Hướng dẫn H/s làm bài - Trình bày miệng.
- Hướng dẫn hs làm bài tập |
III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: (SGK/101) - Hậu quả: b - Đoạt: a - Tinh tú: b 2. Bài tập 2: (SGK/101) a. Dứt,không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực - Cực kì,nhất: Tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần. b. Đồng: - Cùng nhau, giống nhau: Đồng âm, đồng bào,đồng bộ,đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, - Trẻ em: Đồng dao, đồng ấu (trẻ khoảng 7 → 8 tuổi), đồng thoại (truyện viết cho trẻ em) - Chất (đồng): trống đồng. 3. Bài tập 3/102: Sửa lỗi a. Im lặng thay bằng tĩnh lặng (phù hợp với cảnh vật.) b. Thành lập: lập nên, xây dựng-> nên thay bằng thiết lập c. Cảm xúc: sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì thay bằng cảm phục. 4. Bài tập 4/ 102 - Tục ngữ ca dao không chỉ là kho tàng ngôn ngữ phong phú mà còn là kho ngôn ngữ phong phú của dân tộc, của người nông dân VN, Đó là thứ ngôn ngữ “giàu hình ảnh sắc màu” được sáng tạo trên cái nền của không gian đồng ruộng, không gian sinh hoạt từ bao đời của họ. Từ “một anh thanh niên nông thôn hay đến bà mẹ và ông nội của anh “…Tất cả đều xuất phát từ tình yêu, sự gắn bó máu thịt với cây lúa, cây cau , bờ tre, bãi mía…Điều đó đã hình thành nên một lớp ngôn ngữ mượt mà , giàu tình cảm, giàu hình ảnh trong ca dao, tục ngữ. Nhà lí luận phê bình Chế Lan Viên đã phát hiện ra điều đó và đã chứng minh bằng chính tiếng nói trong sáng, tượng hình của người nông dân. Không chỉ dừng lại ở cảm hứng gợi ca và tự hào, Chế Lan Viên qua lời nhắn nhủ tới cô kĩ sư nông học , cũng đã nói bằng ngôn ngữ hình ảnh rằng nếu chúng ta quá chú trọng những giá tri vật chất thì dù “có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của dân tộc” Từ đó tác giả khẳng định “ tôi muốn đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng của TV,phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó” Trong xu thế hội nhập của đất nước, càng cần phải tự tin vào sự giàu có của tiếng nói dân tộc. Là người VN không ai trong chúng ta không lại không tự hào về sự giàu đẹp của TVđược thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân. Vậy nên, có ý thức học tập lời ăn tiếng nói của họ là chúng ta đã góp phần giữ gìn và phát triển sự giàu đẹp của tiếng ta. 5. Bài tập 5: (SGK/103) - Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của mọi người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Đọc sách báo. - Ghi chép những từ ngữ mới + tra từ điển để hiểu nghĩa từ ngữ khó. 6. Bài tập 6: (SGK/104). - Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. điểm yếu b. mục đích cuối cùng c. đề đạt d. láu táu e. hoảng loạn 7. Bài tập 7: (SGK/104) a. Nhuận bút: Tiền trả cho người viết một sản phẩm. - Thù lao: trả công để bù đắp vào sức lao động bỏ ra b. Tay trắng: là không có chút vốn liếng của cải gì. - Trắng tay là mất hết cả tiền bạc, của cải không còn gì. c. Kiểm điểm: Xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để rút kinh nghiệm. - Kiểm kê là kiểm lại từng cái , từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng. d. Lược khảo là nghiên cứu khái quát về những cái chính không đi vào chi tiết. - Lược thuật là kể, trình bày tóm tắt. 8. Bài tập 8/104 - Mẫu: + Lả lơi- lơi lả + Thương xót- xót thương + đau đớn- đớn đau 9. Bài tập 9/104 - Mẫu: + Bất( không chẳng) → bất biến, bất chính. + Bí(kín) → Bí danh |
4. Củng cố - luyện tập
H: muốn phát triển được vốn từ TV ta phải làm gì?
H: Rút ra kết luận cho việc trau dồi làm tăng vốn từ vốn từ?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài cũ → Thuộc 2 khái niệm trau dồi và làm tăng vốn từ
- Làm các bài tập 6, 7, 8, 9 làm các bài tâp trong SBT
- Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 2 - đề văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Ôn lại cách viết văn tự sự sự việc, nhân vật, các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự - các đề bài trong Viết bài TLV số 2
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: