Giáo án Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
Giáo án Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST X, gen trên NST Y.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với các gen nằm trên NST giới tính.
- Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết 1 gen nằm ở trong nhân hay ngoài nhân.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: di truyền liên kết với giới tính và cơ chế của di truyền nhoài nhân.
- Kĩ năng tư duy phê phán quan niệm trọng nam khinh nữ làm mất cân bằng giới tính.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích khoa học, tích cực học tập.
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
Hình 12.1, 12.2 – SGK
IV. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Khám phá: (5p)
* Ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
- Cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG ? Tần số HVG phụ thuộc vào điều gì ?
- Điều kiện đối với các gen có thể xảy ra hiện tượng liên kết gen hay hoán vị gen ?
2. Kết nối:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền liên kết với giới tính. GV: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính? HS: Tái hiện lại kiến thức đã học ở lớp 9 kết hợp thông tin SGK mục I trang 50 trả lời câu hỏi. + NST thường: Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Số cặp NST lớn hơn 1. Chỉ chứa các gen qui định TT thường. GV lưu ý cho HS: + Trong tế bào sinh dưỡng cặp NST giới tính hiện diện bên cạnh NST thường để tránh sự nhận thức không đúng là NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục. + Cặp NST giới tính XY khi tiếp hợp trong giảm phân, các đoạn mà NST X và Y bắt cặp (tiếp hợp) với nhau được coi là tương đồng, trên đoạn này các gen tồn tại thành cặp tương ứng. Phần còn lại của NST X và Y không bắt cặp với nhau, do gen trên X không có gen tương ứng trên Y hoặc ngược lại, gen trên Y không có gen tương ứng trên X. GV: Yêu cầu HS phân tích sơ đồ 12.2 trang 51 SGK để giải đáp lệnh trong SGK. + Có nhận xét gì về sự khác nhau ở phép lai thuận và phép lai nghịch? + Giải thích sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm? HS: trao đổi nhóm, kết hợp nghiên cứu thông tin mục 2 trang 51 SGK trả lời GV lưu ý: ở người các bệnh mù màu, máu khó đông do các gen lặn nằm trên NST X gây ra được di truyền tương tự như gen mắt trắng ở ruồi giấm. GV cho công thức lai : P : XX x XYa G : X X, Ya F1 : XX ; XYa Từ sơ đồ công thức lai trên hãy rút ra nhận xét về tính qui luật của gen trên Y ?
GV: Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính đối với thực tiễn sản xuất ? HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. |
I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH. 1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST. a. NST giới tính: - NST giới tính là loại NST có chứa gen qui định giới tính và các gen khác. - Mỗi NST giới tính có 2 đoạn: + Đoạn không tơng đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST. + Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau. b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST. - Kiểu XX và XY : + Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: con cái XX, con đực XY. + ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm : con cái XY, con đực XX. - Kiểu XX và XO : + châu chấu, rệp, bọ xít : con cái XX, con đực XO. + Bọ nhậy : con cái XO, con đực XX. 2. Di truyền liên kết với giới tính: a. Gen trên NST X. - Thí nghiệm: SGK. - Giải thích : + Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y. + Cá thẻ đực XY chỉ cần 1 alen mằn trên X đã biểu hiện ra kiểu hình. - Sơ đồ lai: SGK - Kết luận: Gen trên NST X di truyền theo qui luật di truyền chéo: Ông ngoại(P) → con gái(F1) → Cháu trai(F2) b. Gen trên NST Y. - Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. - Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biwur hiện ở 1 giới. - Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng. c. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính. - Trong thực tiễn sản xuất người ta dựa vào những TT liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất. - VD: SGK. |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu di truyền ngoài nhân. GV: Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện KH của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 phép lai thuận nghịch? Kết quả thí nghiệm này có điểm gì khác so với phép lai thuận nghịch ở TN phát hiện hiện tượng di truyền liên kết với giới tính và hiện tượng phân li độc lập của Menđen? + Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được giải thích như thế nào? HS: Thảo luận nhóm để trả lời. |
II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN. - Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn. - Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F1 có KH giống mẹ. - Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng. - Kết luận: Tính trạng DT ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ( không theo QLDT) |
3. Thực hành/ Luyện tập: (3p)
- Cơ sở tế bào học của qui luật di truyền liên kết với giới tính của 2 trường hợp gen nằm trên X và gen nằm trên Y?
4. Vận dụng: (2p)
- Làm bài tập 2 trang 54 SGK.
- Đọc trước bài 13.