Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen
Link tải Giáo án Sinh học lớp 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của AND.
- Nêu được bản chất hoá học của gen.
- Phân tích đựơc các chức năng của AND
2. Kĩ năng
- Phát triển được kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giaó dục ý thức học tập cho học sinh
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
GV:
- Tranh phóng to hình 16 SGK
- Mô hình cấu trúc nhân đôi của ADN
HS: Tìm hiểu trước bài
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
9A 9C
9B 9D
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm cấu tạo của ADN? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
? Làm bài tập 4,5,6 SGK
3. Bài mới
*. Đặt vấn đề: Thông tin di truyền được lưu trữ và truyền đạt được là nhờ ADN. Gen nằm trên NST mà bản chất hoá học là ADN , mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn mạch của phân tử ADN. Vởy ADN tự sao theo nguyên tắc nào? → Vào bài hôm nay
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1 - GV Y/C hs tìm hiểu thông tin đoạn 1-2 → thông tin trên cho em biết điều gì ? - HS: nêu được không gian, thời gian, của quá trình tự nhân đôi AND - GV Y/C hs tiếp tục tìm hiểu thông tin, qs hình 16 SGK , các nhóm thảo luận: ? Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi. - HS: Ptử AND tháo xoắn, 2 mạch tách dần ? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN. - HS: Diễn ra trên 2 mạch ? Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp. - HS: các Nu trên mạch khuôn và môi trường nội bào liên kết theo NTBS ? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào. - HS: Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ ? Nhận xét về cấu tạọ của ADN mẹ và 2 ADN con. - HS: cấu tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ. - HS đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung - GV hoàn chỉnh kiến thức → Từ ý kiến đã thảo luận trên HS mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN ? - GV cho HS làm bài tập vận dụng: Một đoạn mạch có cấu trúc:
→ Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành từ đoạn ADN trên - GV hỏi tiếp: ? Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào. - HS: Có 3 nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung và giữ lại một nửa. |
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? - ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian - ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu. - Quá trình tự nhân đôi: + Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc + Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau → Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ. Nguyên tắc: SGK (T 49) |
Hoạt động 2 - GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK cho biết: ? Bản chất hoá học của gen ? Gen có chức năng gì - HS trả lời, gv nhấn mạnh mối liên quan 3 chương đã học → Gen nằm trên NST → Bản chất hoá học là ADN → Một phân tử ADN gồm nhiều gen |
II. Bản chất của gen. - Gen là 1 đoạn của ADN, có chức năng di truyền xác định. - Bản chất hoá học của gen là ADN - Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử protein |
Hoạt động 3 - HS nghiên cứu thông tin SGK ? ADN có chức năng gì? - GV phân tích và chốt lại hai chức năng của ADN * GV nhấn mạnh: Sự nhân đôi của ADN → nhân đôi NST → đặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ. ? Vì sao nói sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật. - Vì: Sinh sản vô tính được thực hiện nhờ quá trình phân bào nguyên phân - Sinh sản hữu tính nhờ phân bào giảm phân và thụ tinh. Mà hai quá trình này thực hiện được nhờ sự tự nhân đôi của NST. |
III. Chức năng của ADN. Gồm 2 chức năng: - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. → Qúa trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật. |
4. Củng cố & Luyện tập
- HS đọc kết luận cuối bài.
- Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng:
? 1. Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở:
a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa
d. Kì sau e. Kì cuối
( Đ/a: a)
? 2. Phân tử ADN nhân đôi theo nguyên tắc:
a. Khuôn mẫu b. Bổ sung c. Giữ lại một nữa
d. Chỉ a và b đúng e. Cả a, b và c
( Đ/a: e)
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- GV hướng dẫn làm bài tập 2,4
- Nghiên cứu trước bài 17.
- Kẻ bảng 17 SGK vào vở bài tập