Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Link tải Giáo án Sinh học lớp 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST, giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân SV và con người.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Thái độ hợp tác khi hoạt động nhóm.
- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
+ GV: Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST
+ HS: Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
9A 9B
9C 9D
2. Kiểm tra bài cũ
? ĐB gen là gì? Kể tên các dạng ĐB gen?
? Tại sao ĐB gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
? Gọi 1 HS làm bài tập chép.
( GV đưa ra đáp án:
a. 6 aa trong cấu trúc bậc 1 của Pr
b. Vì ĐB mất 3 cặp nu liên tiếp, tức là mất 6 nu.. do đó mất 2 aa trong phân tử Pr. Vì vậy phân tử Pr mới có 4 aa. )
3. Bài mới
* Đặt vấn đề:
Đột biến cấu trúc NST có gì khác so với đột biến gen và chúng có những dạng nào?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: - GV y/c hs qs hình 22 → hoàn thành phiếu học tập. - GV kẻ phiếu lên bảng → gọi hs lên điền - GV chốt lại đáp án đúng. - Phiếu học tập: Các dạng ĐB cấu trúc NST.
? ĐB cấu trúc NST là gì. Gồm những đoạn nào. - GV thông báo: Ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến: chuyển đoạn. |
I. Đột biến cấu trúc NST là gì? - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn |
Hoạt động 2: - GV y/c hs ng/cứu thông tin đoạn 1 sgk ( mục II T 65): ? Có những nguyên nhân nào gây ĐB cấu trúc NST. - GV HD hs tìm hiểu ví dụ1, ví dụ2 sgk. ? Ví dụ1 là dạng ĐB nào.( HS: Dạng mất đoạn) ? Ví dụ nào có hại, ví dụ nào có lợi cho SV và con người.( HS: vd1 có hại cho con người, vd2 có lợi cho SV) ? Hãy cho biết tính chất ( lợi, hại ) của đột biến cấu trúc NST. - HS tự rút ra kết luận. - GV mở rộng: Trong chọn giống người ta có thể gây ĐB mất đoạn để loại bỏ các gen xấu, không mong muốn ra khỏi NST hoặc chuyển nhóm gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác. |
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST * Nguyên nhân phát sinh. - Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người. - Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học → phá vỡ cấu trúc NST. * Vai trò của đột biến cấu trúc NST. - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân SV. - Một số đột biến có lợi → có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. |
4. Củng cố & Luyện tập
- Gọi hs đọc kết luận sgk.
- ? ĐB NST là gì? Nêu một số dạng ĐB NST và mô tả từng dạng ĐB đó.
- ? Nguyên nhân gây ĐB cấu trúc NST
? Tại sao ĐB cấu trúc NST thường gây hại cho SV. ( Trên NST các gen được phân bố theo 1 trật tự xác định → biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi tổ hợp các gen → biến đổi kiểu gen với kiểu hình )
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài theo nội dung SGK
- Làm câu 3 vào vở BT
- Đọc trước bài: Đột biến số lượng NST.