X

Giáo án Lịch Sử 12 mới, chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh


Giáo án Lịch Sử lớp 12

Download giáo án Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Nét chính của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Nguồn gốc của mâu thuẩn Đông- Tây và biểu hiện của sự đối đầu Đông- Tây

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, khái quát, tổng hợp

3. Về thái độ

Phản đối mâu thuẩn giữa 2 phe, hai khối, phản đối CS của MĨ tại VN từ 1954-1975.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt:

 o Năng lực tái hiện sự kiện.

 o Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ

II. Chuẩn bị của GV & HS

1. Chuẩn bị của Giáo viên

Bản đồ thế giới, tư liệu về các cuộc chiến tranh, các xung đột,...do tác động của sự đối đầu Đông - Tây.

2. Chuẩn bị của học sinh

Đọc trước bài mới, chuẩn bị phần bài tập giáo viên cho trước.

III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

IV. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động tạo tình huống

a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.

b. Phương Pháp: GV cho HS xem trên màn hình 1 đoạn phim vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên. Sau đó hỏi HS: em biết gì đoạn phim trên? HS suy nghĩ trả lời…

c. Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: khu vực phi quân sự ở Triều Tiên-Hàn quốc vĩ tuyến 38. các em khác bổ sung.

- GV: hỏi thêm: Việc Triều Tiên bị chia thành 2 nước...nói lên điều gì về quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô?

Dự kiến HS trả lời: ... Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô -Mỹ GV bổ sung chốt và nhắc lại CS đối ngoại của Xô-Mĩ… và giới thiệu vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.Chiến tranh lạnh trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỷ nữa sau thế kỷ XX. Để hiểu rõ quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh diễn biến như thế nào, chúng ta tìm hiểu chương V.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

* Hoạt động 1: Cá nhân

- GV: Giải thích “Quan hệ quốc tế” Treo bản đồ Quan hệ quốc tế

- GV: Cho HS nhắc lại khái niệm Đông Âu - Tây Âu ?

- GV: Nhận xét - Sử dụng bản đồ thế giới chỉ rõ hai khối.

- GV: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế có gì thay đổi?

- HS: trả lời câu hỏi

- GV: giải thích ,bổ sung

Từ Mỹ- Liên Xô,mở rộng ⇒ mâu thuẩn Đông -Tây.

- GV:

+ Mâu thuẩn Đông - Tây bắt nguồn từ đâu?

+ Mục tiêu của Liên Xô -Mỹ có gì khác nhau?

- HS: trả lời câu hỏi

- GV:nhận xét, bổ sung.

I. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ liên minh chống phát xít, Mỹ- Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu ⇒ mâu thuẩn Đông - Tây.

Do:

- Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước XHCN.

- Mỹ có tham vọng và mưu đồ bá chủ thế giới.

⇒ Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô -Mỹ, dẫn đến chiến tranh lạnh..

* Hoạt đông 2: Cá nhân, cả lớp

- GV: Để vươn lên bá chủ toàn cầu Mỹ có những hoạt động gì?

- Để đối phó với Mỹ, Liên Xô đã làm gì?

- HS: trả lời, GV bổ sung, chốt

- Giáo viên nói thêm về hai tổ chức của Liên Xô

- GV: Với những họat động của Mỹ và Liên Xô đã dẫn đên quan hệ quốc tế như thế nào? HS: Trả lời câu hỏi , GV bổ sung kết luận.

- GV: Nêu biểu hiện của chiến tranh lạnh?

- HS: trả lời, GV bổ sung, chốt

* Biểu hiện của chiến tranh lạnh:

- Để chống lại Liên Xô và các nước XHCN Mỹ đã tiến hành:

+ 1947 đề ra học thuyết Truman ->khởi đầu chính sách chống Liên Xô và chiến tranh lạnh.

+ 1947 thực hiện” kế hoạch Macsan” viện trợ cho Tây Âu, tạo liên minh quân sự đồng minh của Mỹ.

+ 1949 thành lập khối NATO -> liên minh quân sự lớn nhất do Mỹ cầm đầu.

- Để đối phó với Mỹ, Liên Xô đã:

+ 1-1949 thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế

+ 5-1955 thành lập Hiệp ước Vásava.

⇒ Cục diện thế giới " hai cực”, hai phe đã được xác lập rõ ràng. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới

-> tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị, quân sự... giữa hai phe TBCN – XHCN

Phần II. Không dạy

II. Sự đối đầu Đông - Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ.

Tiết 2.

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

* Hoạt động 1: Cá nhân

Giáo viên giới thiệu về sự thay đổi trong quan hệ quốc tế vào đầu những năm 70, sau đó đặt câu hỏi: Sự thay đổi này bắt nguồn từ đâu? biểu hiện của sự thay đổi đó?

HS trả lời, GV nhận xét và phân tích thêm

- Tại sao quan hệ giữa hai nước Đức thay đổi sẽ tác động đến quan hệ quốc tế?

- Nước Đức vốn được coi là tâm điểm của mâu thuẩn Đông- Tây, sự cải thiện quan hệ giữa hai nước Đức sẽ làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng

- Việc 33 nước châu Âu ký Định ước Henxinki chứng tỏ hai phe đang xoá mờ dần ranh giới phân chia và từng bước hợp tác với nhau

GV: Vì sao Xô- Mỹ chấm dứt chiến tranh lạnh?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Bổ sung, chốt, chuyển mục.

II. Xu thế hoà hoãn Đông- Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

- Đầu những năm 70 xu hướng hoà hoãn Đông -Tây đã xuất hiện

* Biểu hiện:

- 9- 11- 1972, Đông Đức và Tây Đức đã ký Hiệp định về những cơ sở của quan hệ hai nước (Hiệp định Bon)

- 1972, Liên Xô và Mỹ đã ký Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược(ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược(SALT- 1)

- Tháng 8- 1975, 33 nước châu Âu cùng Mỹ, Canađa ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu

- Đầu những năm 70, hai siêu cường Xô- Mỹ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao

- Tháng 12- 1989, Mỹ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh

* Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh:

Chiến tranh lạnh làm suy giảm “thế mạnh” của Liên Xô và Mỹ

Sự cạnh tranh của Nhật Bản và Tây Âu

Liên Xô ngày càng lâm vào trì trệ, khủng hoảng...

* Hoạt động 2: Cá nhân

GV: Những biến động của thế giới sau chiến tranh lạnh ?Hệ quả của nó?

HS trả lời, GV nhận xét và phân tích thêm

IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh

1989- 1991 chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ

- 6- 1991, SEV tuyên bố giải thể

- 7- 1991, tổ chức Hiệp ước Vacsava ngừng hoạt động

→ Hệ thống XHCN thế giới không còn tồn tại, trật tự hai cực Ianta tan rã, Mỹ là cực duy nhất còn lại

Hoạt động 3: Cá nhân

- GV: Sau chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo xu hướng nào?

- HStrảlời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý

- Xung đột ở Catxmia (Ấn Độ), Palextin- Itxraen, Irắc

- Từ 1945- nay, thế giới có khoảng 150- 160 cuộc chiến tranh, làm chết khoảng 7,2 triệu người, tương đương với số người chết trong CTTG thứ nhất

* Hoạt động: Nhóm

Chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận vấn đề sau: Tình hình thế giới sang thế kỷ XXI và những thời cơ, thách thức của các quốc gia, dân tộc trong thế giới ngày nay?

HS thảo luận, cử đại diện trình bày; GV nhận xét , bổ sung, kết luận

* Xu thế phát triển của thế giới

- Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”

- Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh của quốc gia

Mỹ ra sức thiết lập trật tự “một cực” để làm bá chủ thế giới nhưng khó thực hiện

Hoà bình thế giới được củng cố; tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi

- Sang thế kỷ XXI, xu thế chính là hoà bình, hợp tác

- 11- 9 – 2001, nước Mỹ bị tấn công → Tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế

→ Các quốc gia- dân tộc đứng trước thời cơ và thách thức mới: chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

3. Hoạt động luyện tập

- Thế nào là chiến tranh lạnh? biểu hiện của chiến tranh lạnh?

- Vì sao từ sau CTTG2, xô-Mĩ mâu thuẩn gây gắt?

- Vì sao chiến tranh lạnh chấm dứt? Biểu hiện TG sau chiến tranh lạnh.

- Những biểu hiện về xu thế phát triển của thế giới ngày nay?

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

- Việt Nam có chịu tác động của chiến tranh lạnh không? Vì sao?

- Trong các xu thế phát triển của thế giới ngày nay VN chịu tác động từ những yếu tố nào?

V. Hướng dẫn học sinh tự học

- Học bài cũ.

- Đọc trước bài 10, tìm hiểu về một số thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa.

Duyệt của tổ chuyên môn

Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác: