X

Giáo án Lịch Sử 12 mới, chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 có đáp án (Đề 1)


Giáo án Lịch Sử lớp 12

Download giáo án Lịch Sử 12 Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 có đáp án (Đề 1

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hệ thống lại kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giới (1945-2000).

- Nắm chất lượng học sinh giữa học kỳ 1.

2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm môn lịch sử

3. Về thái độ: Nghiêm túc, tự giác

4. Năng lực hướng tới: Hệ thống lại kiến thức đã học phần LSTG (1945-2000).

Câu 1. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân đưa kinh tế Tây Âu phát triển mạnh mẽ sau CTTG thứ 2?

 A. Dựa vào yếu tố bên ngoài

 B. Ứng dụng hiệu quả các thành tựu KH-KT

 C. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

 D. Quản lí, điều hành có hiệu quả của nhà nước.

Câu 2. Hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mĩ tuyên bố chính chấm dứt chiến tranh lạnh là:

 A. M.Gocbachốp và G. Busơ(cha)

 B. M.Gocbachốp và G. Busơ(con)

 C. M.Gocbachốp và Rigân

 D. M.Gocbachốp và NíchXơn

Câu 3. Năm 2017 kỉ niệm bao nhiêu năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc:

 A. 42 năm.

 B. 52 năm.

 C. 62 năm.

 D. 72 năm.

Câu 4. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì có

 A. 16 nước được trao trả độc lập.

 B. 17 nước được trao trả độc lập.

 C. 18 nước được trao trả độc lập.

 D. 19 nước được trao trả độc lập.

Câu 5. Liên Xô khôi phục kinh tế sau CTTG thứ 2 trong điều kiện nào?

 A. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật Bản bồi thường.

 B. CNXH trở thành hệ thống trên toàn thế giới.

 C. Bị tổn thất nặng nề trên mọi lĩnh vực.

 D. Công cuộc xây dựng CNXH trước CTTG thứ 2 đạt nhiều thành tựu.

Câu 6. “Vì Việt Nam Cuba sẵn sàng hiến cả máu của mình” là câu nói của nhà lãnh đạo mang tên:

 A. Nê Ru

 B. Phiđencátxtơrô

 C. Hun-xen

 D. Gocbachop

Câu 7. Từ nửa sau TK XX, khu vực Đông Bắc Á có “Ba con rồng” kinh tế:

 A. Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan

 B. Hồng Kông, Hàn Quốc, Mã lai

 C. Hồng Kông, Singapo, Đài Loan

 D. Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan

Câu 8. Vì sao năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa ?

 A. Đất nước lâm vào tình trạng khó khăn về nông nghiệp.

 B. Đất nước lâm vào tình trạng khó khăn về công nghiệp.

 C. Đất nước lâm vào tình trạng khó khăn về lâm nghiệp.

 D. Đất nước lâm vào tình trạng khó khăn về nhiều mặt.

Câu 9. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh:

 A. Đạo luật viện trợ của Mĩ ở nước ngoài.

 B. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ MácSan.

 C. Thông điệp của tổng thống Mĩ Tờruman.

 D. Chiến lược toàn cầu của tổng thống Rudơven.

Câu 10. Những nước đã sáng lập Asean

 A. Inđônêxia, Brunây, Singapo, Thái Lan, Philippin

 B. Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Philippin

 C. Inđônêxia, Lào, Singapo, Thái Lan, Philippin

 D. Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Thái Lan, Philippin

Câu 11. Mục tiêu hoạt động của Asean là hợp tác giữa các nước thành viên nhằm

 A. phát triển kinh tế, an ninh trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực

 B. phát triển kinh tế, đối ngoại trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực

 C. phát triển kinh tế, đối nội trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực

 D. phát triển kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực

Câu 12. Chiến thắng vang dội “chấn động địa cầu” ở Việt Nam tác động mạnh mẽ đến phong đấu tranh giành độc lập ở Mĩ la tinh là?

 A. Cách mạng tháng Tám 1945.

 B. Điện Biên Phủ 1954.

 C. Mùa Xuân năm 1975.

 D. Biên giới Tây Nam 1979.

Câu 13. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của PTĐTGPDT ở châu Á CTTG thứ 2:

 A. Sự suy yếu của các nước ĐQCN ở châu Âu.

 B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

 C. Thắng lợi của phe đồng minh trong chiến thắng phát xít.

 D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 14. Liên Xô Chế tạo thành công bom nguyên tử

 A. phá thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ.

 B. phá thế độc quyền bom nguyên tử của Pháp.

 C. phá thế độc quyền bom nguyên tử của Anh.

 D. phá thế độc quyền bom nguyên tử của Ita-li-a.

Câu 15. Năm1993, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (Apacthai) giành thắng lợi ở

 A. Ăng gôla

 B. Tuynidi

 C. Libi

 D. Nam Phi

Câu 16. Ở Mĩ la tinh PTđấu tranh GPDT tiêu biểu nhất là nước:

 A. Pê ru

 B. Vênêxuêla

 C. Goatêmala,

 D. Cuba

Câu 17. Chính sách đối ngoại của Mĩ (1945-1989) là

 A. chiến lược cam kết về kinh tế

 B. chiến lược cam kết và mở rộng

 C. chiến lược toàn cầu hóa

 D. chiến lược toàn cầu.

Câu 18. Toàn cầu hóa diễn ra

 A. đầu những năm 60.

 B. đầu những năm 70.

 C. đầu những năm 80.

 D. đầu những năm 90.

Câu 19. Mục đích của Liên hợp quốc là:

 A. Duy trì hoà bình và an ninh châu Âu.

 B. Duy trì hoà bình và an ninh châu Á.

 C. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

 D. Duy trì hoà bình và an ninh châu Phi.

Câu 20. Hình thức đấu tranh giành độc lập của các nước khu vực Mĩ la tinh sau CTTG 2 là

 A. chống chệ độ phân biệt chủng tộc.

 B. chống chệ độ độc tài.

 C. chống chệ độ đẳng cấp.

 D. chống chệ độ phân biệt sắc tộc.

Câu 21. Sau CTTG thứ 2 Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới:

 A. đa cực

 B. đơn cực

 C. đa cực nhiều trung tâm

 D. đơn cực nhiều trung tâm

Câu 22. Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là hệ quả của

 A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.

 B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

 C. sự ra đời của công ty xuyên quốc gia.

 D. quá trình thống nhất thị trường thế giới.

Câu 23. Đặc điểm lớn nhất của cuộc CMKH-CN của TKXX là:

 A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

 B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

 C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực KH-CN.

 D. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ sản xuất.

Câu 24. Sau CTTG2 hình thành 3 trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới:

 A. Mĩ, Italia, Tây Âu.

 B. Mĩ, Nhật Bản, Pháp..

 C. Mĩ, Nhật Bản, Đức.

 D. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.

Câu 25. Chính sách đối ngoại của Liên Xô là chủ trương

 A. hoà bình anh ninh thế giới, ủng hộ PTGPDT và giúp đỡ các nước XHCN.

 B. hoà bình anh ninh thế giới, giúp đỡ các nước XHCN.

 C. hoà bình anh ninh thế giới, ủng hộ PTGPDT.

 D. hoà bình anh ninh thế giới, ủng hộ PTGPDT, giúp đỡ Việt Nam-Mã lai.

Câu 26. Nguyên nhân quan trọng nhất đưa kinh tế Nhật bản phát triển “thần kì” là:

 A. Chú trọng con người, nhân tố quyết định

 B. Vai trò lãnh đạo,quản lý của nhà nước

 C. Chi phí quốc phòng thấp 1% GDP

 D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài

Câu 27. Sự hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu từ

 A. Từ đầu những năm 90 TKXX

 B. Từ đầu những năm 80 TKXX

 C. Từ đầu những năm 70 TKXX

 D. Từ đầu những năm 60 TKXX

Câu 28. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi CTTG thứ 2

 A. đã hoàn toàn kết thúc.

 B. bước vào giai đoạn kết thúc.

 C. đang diễn ra ác liệt.

 D. bùng nổ ngày càng lan rộng.

Câu 29. Một trong những mục đích của Liên hợp quốc là:

 A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.

 B. thúc đẩy quan hệ thương mại.

 C. ngăn chặn tình trạng ô nhiểm môi trường

 D. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

Câu 30. Các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945:

 A. Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia

 B. Việt Nam, Inđônêxia, Lào

 C. Việt Nam, Malaixia, Mianma

 D. Việt Nam, Malaixia, Lào

Câu 31. Chính sách đối ngoại Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là khôi phục mối quan hệ với các nước:

 A. Châu Phi

 B. Châu Mĩ

 C. Châu Âu

 D. Châu Á

Câu 32. Trụ sở Liên hợp quốc đóng tại:

 A. Oasintơn

 B. Phloriđa

 C. Lốtandơlét

 D. New york

Câu 33. Sang thế kỷ XXI, xu thế quan hệ quốc tế cácquốcgia -dân tộc đứng trước thách thứcmới:

 A. chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnhthổ.

 B. các nước tranh chấp về kinh tế

 C. canh tranh về thương mại quốc tế đang diễn ra quyết liệt.

 D. bùng nổ dân số ngày càng lan rộng.

Câu 34. Xu hướng đối đầu Đông -Tây diễn ra trong giai đoạn

 A. từ 1947 đến nửa đầu 60

 B. từ 1947 đến nửa đầu 70

 C. từ 1947 đến nửa đầu 80

 D. từ 1947đến nửa đầu 90

Câu 35. Sự khác biệt cơ bản giữa chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới đã trải qua là?

 A. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.

 B. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

 C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhưng chưa xung đột trực tiếp bằng quân sự, căng thẳng, tốn kém.

 D. Chiến tranh lạnh chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mĩ và Liên Xô.

Câu 36. Đông Bắc Á gồm các nước sau:

 A. Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Đài Loan, Singapo.

 B. Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mianma, Hồng Kông.

 C. Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông.

 D. Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Thái lan, Đài Loan, Hồng Kông.

Câu 37. Chính sách đối ngoại của Mĩ với Nhật Bản từ 1945-1973:

 A. Liên minh chặt chẽ.

 B. Liên minh không chặt chẽ.

 C. Liên minh hạt nhân.

 D. Liên minh kinh tế.

Câu 38. Cách mạng khoa công nghệ diễn ra vào:

 A. những năm 20 TK XX

 B. những năm 50 TK XX

 C. những năm 30 TK XX

 D. những năm 40 TK XX

Câu 39. Tổ chức khu vực lớn nhất hành tinh:

 A. Liên hợp quốc

 B. WTO

 C. EU

 D. ASEAN

Câu 40. Năm 2017 kỉ niệm bao nhiêu năm Việt Nam gia nhập ASEAN:

 A. 20 năm.

 B. 30 năm.

 C. 40 năm.

 D. 50 năm

Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác: