Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Bầu trời - Kết nối tri thức


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Bầu trời - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc đúng, rõ ràng bài “Bầu trời” , ngữ liệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.

- Nhận biết được một số thông tin về bầu trời: những sự vật có trên bầu trời, màu sắc, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn vật.

- Hiểu nội dung bài: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

- Nói được những hiểu biết, cảm nhận của bản thân về bầu trời.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, bảo vệ bầu trời, bảo vệ trái đất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc để khởi động bài học.

- GV chiếu tranh lên bảng.

- GV giới thiệu chủ đề mới: Những sắc màu thiên nhiên.

- GV chiếu tranh lên bảng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát bầu trời và cho biết:

+Nói về những gì em thấy trên bầu trời?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS thực hiện

- HS quan sát tranh

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh

+ Trả lời: Những đám mây trắng, xốp nhẹ, nằm lửng lơ trên bầu trời: Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. Những tia nắng chiếu rọi xuống mặt đất khiến cho cây lá trở nên xanh biếc; Đàn chim sải cánh bay lên bầu trời cao xanh vời vợi, đón nhận ánh nắng rực rỡ,…

- HS lắng nghe.

- HSnhắc lại đầu bài - Ghi vở

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc đúng, rõ ràng bài “Bầu trời”, ngữ liệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.

+ Nhận biết được một số thông tin về bầu trời: những sự vật có trên bầu trời, màu sắc, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn vật.

+ Hiểu nội dung bài: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

+ Nói được những hiểu biết, cảm nhận của bản thân về bầu trời.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc đúng, rõ ràng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc thể hiện được cảm xúc tươi vui trước vẻ đẹp sinh động của bầu trời; lên cao giọng và nhấn giọng ở hai câu hỏi và đoạn cuối.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến gió nhẹ.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến cầu vồng.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: xanh biếc, giọt mưa, dập dờn, rực rỡ, duy trì, sức sống,…

- Luyện đọc câu dài: Bạn có thể thấy/ những con chim đang bay,/những vòm cây xanh biếc,/ những tia nắng/ xuyên qua những đám mây trắng muốt như bông.//

- HD HS giải nghĩa từ:

+ dập dờn:

+ duy trì:

- GV cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nhìn lên bầu trời có thể thấy những gì?

+ Câu 2: Màu sắc của bầu trời như thế nào?

+ Câu 3: Bầu trời quan trọng như thế nào đối với mọi người, mọi vật?

+ Câu 4: Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong bài.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Bầu trời | Kết nối tri thức

* GDKNS, tích hợp giáo dục BĐKH: Biết yêu quý, bảo vệ bầu trời, bảo vệ trái đất, giữ gìn môi trường sống bằng những việc làm cụ thể như không xả rác thải, khí thải, chất thải ra môi trường, trồng nhiều cây xanh.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

+ dập dờn: chuyển động nhịp nhàng, lúc gần lúc xa, lúc ẩn lúc hiện.

+ duy trì: giữ cho tiếp tục tồn tại trong tình trạng như cũ.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

+ Thấy những chú chim, những vòm cây, những tia nắng, những đám mây trắng muốt, những giọt mưa, đàn bướm.

+ Màu xanh lơ vào ban ngày, màu đen vào ban đêm. Tuy vậy, tùy vào thời tiết mà bầu trời có nhiều màu sắc đa dạng. Có khi có cả bảy sắc cầu vồng.

+ Bầu trời bao quanh Trái Đất, cung cấp không khí cho con người, loài vật và cây cối.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Bầu trời | Kết nối tri thức

- Lắng nghe

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

3. Nói và nghe: Bầu trời trong mắt em

- Mục tiêu:

+ Nói được những hiểu biết, cảm nhận về bầu trời.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1.Hoạt động 3: Ngắm nhìn bầu trời.

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS nói 3 - 5 câu về bầu trời trong ngày hôm nay.

+ Đặc điểm của bầu trời (màu sắc, độ cao, độ rộng,…)

+ Cảnh vật xuất hiện trên bầu trời.

+ Cảm nhận của em về bầu trời

- GV khuyến khích HS nói về bầu trời theo cách nhìn của riêng mình.

- GV nhắc HS quan sát bầu trời vào những thời điểm khác nhau trong ngày: bầu trời buổi sáng trước giờ em đi học; bầu trời vào buổi trưa, bầu trời vào buổi chiều,…

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Khám phá những điều thú vị trên bầu trời.

- GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Nếu vẽ tranh về bầu trời em sẽ vẽ những gì?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc to chủ đề: Bầu trời trong mắt em.

- HS thảo luận nhóm và nói về bầu trời trong ngày hôm nay.

- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.

- Mỗi HS nói 3 - 5 câu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia sẻ với bạn suy nghỉ của mình.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

+ GV cho HS vẽ tranh về bầu trời.

- Mời HS chia sẻ với các bạn về bức tranh của mình.

- Nhận xét, tuyên dương

* Liên hệ: Em đã làm gì để bảo vệ môi trường, bầu trời, trái đất – mái nhà chung của chúng ta?

- GV nhận xét giờ học.

- GV nhận xét chung tiết học.

- HS vẽ tranh.

- HS chia sẻ.

- Không xả rác thải, chất thải, chặt phá rừng,….Chúng ta cần có ý thức giữ gìn bầu trời và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác: