Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Mưa - Kết nối tri thức


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Mưa - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Mưa, ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng hơ, đoạn thơ.

- Nhận biết được một số hình ảnh thơ về thế giới tự nhiên như: mặt trời, cây lá, sấm chớp,…; về con người: cảnh gia đình bình dị, ấm áp. Hiểu được nội dung bài thơ dựa vào các chi tiết hình ảnh.

- Hiểu được nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

- Ôn lại chữ hoa O, Ô, Ơ cỡ nhỏ, thông qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu những con người lao động.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý những con người lao động cần cù, chăm chỉ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc đoạn 1 bài Nhìn lên bầu trời có thể thấy những gì?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc đoạn 3 bài “Ngày gặp lại” và nêu nội dung bài.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV chiếu câu đố lên bảng, yêu cầu 1-2 HS đọc câu đố.

Tôi từ trời xuống

Tôi cho nước uống

Cho ruộng dễ cày

Cho đầy dòng sông

Cho lòng đất mát

(Tôi là gì)

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi phán đoán về đáp án.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: + Thấy những chú chim, những vòm cây, những tia nắng, những đám mây trắng muốt, những giọt mưa, đàn bướm.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

- HS lắng nghe.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.(Đáp án: Mưa)

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Mưa”.

+ Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

+ Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

+ Hiểu được nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

+ Tìm đọc được bài văn, bài thơ,… viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, có tình yêu với thiên nhiên.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ.

+ Giọng đọc thể hiện được cảm xúc tưi vui trước hình ảnh thiên nhiên trong mưa; đọc trầm giọng xuống và nhấn giọng ở khổ thơ cuối.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ thơ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến trong mây.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến nước mát.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến mưa rào.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến reo tí tách.

+ Khổ 5: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách,...

- Nhận xét, tuyên dương.

- Đọc mẫu, yêu cầu HS dùng bút chì đánh dấu cách ngắt nghỉ hơi.

- Gọi HS nêu cách ngắt nghỉ nhịp thơ:

Chớp đông/ chớp tây//

Giọng trầm/ giọng cao//

Chớp dồn tiếng sấm//

Chạy trong mưa rào.//

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. GV giải thích thêm.

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS thi đọc khổ thơ giữa các nhóm.

- GV nhận xét các nhóm.

- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm từ ngữ, chi tiết tả cảnh vật trên bầu trời trước lúc mưa?

+ Câu 2: Dựa vào khổ thơ 2 và 3, em hãy tả lại từng sự vật trong cơn mưa (cây, lá, gió, chớp).

- 1 HS đọc khổ thơ 2 và 3.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm trả lời.

- GV nhận xét các nhóm.

+ Câu 3: Buổi chiều mưa, mọi người trong gia đình làm gì?

+ Câu 4: Vì sao mọi người lại thương bác ếch?

+ Câu 5: Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới ai ?

+ Câu 6: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?

- GV mời HS nêu nội dung bài thơ.

* Nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV cho HS học thuộc 4 khổ thơ đầu và đọc một lượt.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc thuộc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Học sinh luyện đọc từ khó (cá nhân, cả lớp).

- 2-3 HS đọc câu thơ.

- HS đọc giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

+ Mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây.

- HS đọc khổ thơ 2 và 3.

- HS thảo luận nhóm.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Mưa | Kết nối tri thức

- Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.

+ Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. Khung cảnh gia đinhg thật ấm áp, mặc dù bên ngoài trời mưa gió.

+ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ chưa.

+ Đến các bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa. (…)

- HS nêu chọn một khổ thơ mà mình yêu thích, nói rõ lí do vì sao em thích.

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

- HS chọn 4 khổ thơ và đọc lần lượt.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc thuộc trước lớp.

3. Luyện viết.

- Mục tiêu:

+Ôn lại chữ hoa O, Ô, Ơ cỡ nhỏ, thông qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ.

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

- Nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

- GV mời HS đọc tên riêng.

- GV giới thiệu: Sông Ông Đốc thuộc tỉnh Cà Mau. Ddây là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử của vùng đất Cà Mau từ thời kì đầu khai phá đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

- GV yêu cầu HS đọc câu.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: Hai câu ca dao thể hiện niềm vui của người nông dân về thời tiết thuận hòa đã giúp cho công việc nhà nông trở nên thuận lợi.

- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: Ơ, N. Lưu ý cách viết thơ lục bát.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.

- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát video.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa O, Ô, Ơ.

- HS đọc tên riêng: sông Ông Đốc.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng sông Ông Đốc vào vở.

- 1 HS đọc yêu câu:

Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

(Ca dao)

- HS lắng nghe.

- HS viết câu thơ vào vở.

- HS nhận xét chéo nhau.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và giáo dục HS.

=>Tổng kết nội dung bài, giáo dục bảo vệ môi trường: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. Chúng ta cần bảo vệ môi trường để có nguồn nước mưa sạch.

+ Vậy cần bảo vệ môi trường như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Lắng nghe

+ Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ bầu không khí,.…

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác: