Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Ông ngoại - Chân trời sáng tạo


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Ông ngoại - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ:

- Biết đọc và sử dụng ngôn ngữ bản thân nói về thầy giáo, cô giáo đầu tiên của em.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nghĩa từ trong bài.

- Hiểu nội dung bài đọc: Ông ngoại là người thương yêu, luôn chăm lo, chỉ bảo mọi điều cho bạn nhỏ những ngày chuẩn bị vào lớp Một.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ, có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân

- Phẩm chất chăm chỉ: Thích đọc sách, truyện và biết trao đổi lại với bạn nội dung câu chuyện em đã đọc.

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng các việc làm cụ thể…Từ đó các em thêm yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ và người thân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các từ cần giải nghĩa trong SGK;từ ngữ, câu dài cần chú ý luyện đọc.

- HS: SGK, từ điển Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi-đáp, Nhóm đôi

- GV giới thiệu về chủ điểm Mái ấm gia đình.

- Nói về hoạt động của mọi người trong một bức tranh dưới đây:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Ông ngoại | Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài mới: Ông ngoại - Câu chuyện của Nguyễn Việt Bắc sẽ cho chúng ta thấy được tình cảm gắn bó, sâu nặng giữa ông và cháu.

- Ông bà, cha mẹ là những người luôn quan tâm, chăm sóc con cháu từ ăn ngủ, học hành, vui chơi…

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (27 phút)

B.1 Hoạt động Đọc

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (15 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

- Hướng dẫn HS đọc một số từ khó:

+ lặng lẽ, vắng lặng, loang lổ, trong trẻo

- Giải nghĩa từ khó (ngoài SGK)

+ lặng lẽ: im lặng, không có tiếng dộng, tiếng ồn

+ vắng lặng: vắng vẻ và yên tĩnh

c. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn: 4 đoạn

Đoạn 1: Thành phố sắp vào thu…hè phố

Đoạn 2: Năm nay,…đầu tiên

Đoạn 3: Một sáng… sau này

Đoạn 4: Trước ngưỡng cửa… tôi

- Luyện đọc câu dài:

- Hướng dẫn HS đọc ngắt/nghỉ hơi một số câu dài. + Những cơn gió nóng mùa hè/đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu buổi sáng.//

+ Trời xanh ngắt trên cao,/xanh như dòng sông trong,/trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.//

+ Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy, /là tiếng trống trường đầu tiên,/ âm vang mãi/ trong đời đi học của tôi sau này//…

- Luyện đọc từng đoạn:

Đoạn 1: Thành phố sắp vào thu…hè phố

Đoạn 2: Năm nay,…đầu tiên

Đoạn 3: Một sáng… sau này

Đoạn 4: Trước ngưỡng cửa… tôi

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.

- HS lắng nghe

- HS đọc một số từ khó: lặng lẽ, vắng lặng, loang lổ, trong trẻo.

-HS đọc giải nghĩa từ khó phần chú thích trong SGK: Loang lổ là có nhiều mảng màu đan xen, lẫn lộn.

- HS theo dõi 4 đoạn trong SGK đã đánh số thứ tự

-HS đọc ngắt nghỉ ở một số câu dài.

-HS đọc nối tiếp 4 đoạn

-HS đọc cả bài

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Ông ngoại là người thương yêu, luôn chăm lo, chỉ bảo mọi điều cho bạn nhỏ những ngày chuẩn bị vào lớp Một.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giảng giải, động não. Cá nhân, cả lớp.

- HS đọc thầm lại cả bài và TLCH

Câu 1: Tìm những hình ảnh đẹp của Thành phố khi sắp vào thu

Chuyển ý: Thành phố sắp vào thu thật đẹp và yên bình. Mùa thu đến cũng là lúc HS bắt đầu một năm học mới. Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?

Câu 2: Ông ngoại đã làm những gì cho bạn nhỏ khi bạn chuẩn bị vào lớp Một?

Chuyển ý: Không chỉ giúp bạn nhỏ chuẩn bị mọi thứ trước khi đi học, ông ngoại còn đưa bạn nhỏ đi thăm trường.

Câu 3: Em thích nhất việc làm nào của hai ông cháu khi đến thăm trường?

Câu 4: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là thầy giáo đầu tiên?

- Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Chậm rãi: động tác chầm chậm, không vội vàng

+ Trong trẻo: âm thanh rất trong, không lẫn tiếng ồn, tạo cảm giác dễ chịu

Câu 5: Nói với bạn về thầy giáo, cô giáo đầu tiên của em.

Câu 1: Trời sắp vào thu, không khí mát dịu; trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Câu 2: Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy bạn những chữ cái đầu tiên.

Câu 3:

+ Ông dẫn bạn nhỏ lang thang khắp các căn phòng trống trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè.

+ Ông nhấc bổng bạn nhỏ lên cho bạn gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường.

Câu 4: Vì ông là người dạy bạn những chữ cái đầu tiên, người dẫn bạn đến trường và cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường để nghe tiếng trống đầu tiên trong đời đi học.

- HS thảo luận nhóm đôi, kể nhau nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, động não. Cá nhân, cả lớp.

- Yêu cầu HS kể lại 1 kỉ niệm đẹp với ông/bà của em.

- Chuẩn bị: Bài thơ về gia đình, phiếu đọc sách

- HS kể kỉ niệm của bản thân

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: