Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn trung thu - Chân trời sáng tạo


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn trung thu - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Giải được câu đố, nêu được tên một số loại đèn Trung thu; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Không khí tưng bừng của một lễ hội mùa thu ở tỉnh Tuyên Quang với những chiếc đèn Trung thu độc đáo và giàu ý nghĩa.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: yêu quý, cảm nhận được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của lễ hội đèn Trung thu, quý trọng đèn trung thu.

- Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: tích cực tham gia lễ hội đèn Trung thu ở trường và địa phương tổ chức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV:Tranh ảnh, video một số cảnh lễ hội Trung thu, làm đèn và rước đèn Trung thu, tranh ảnh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi đoạn từ “từ đầu…các ngả đường của thành phố”

- HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động : ( 5 phút )

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Trò chơi giải câu đố

- Hình thức: nhóm, cả lớp.

- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi trong 2 phút theo yêu cầu sau:

1. Giải các câu đố sau:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn trung thu | Chân trời sáng tạo

2. Thi kể tên các loại đèn Trung thu.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, cho HS quan sát thêm hình ảnh một số loại đèn Trung thu.

- Yêu cầu đọc tên bài học và quan sát tranh minh họa trong bài để phỏng đoán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài học .

- GV ghi tên bài đọc mới lên bảng.

- HS thảo luận theo cặp đôi thực hiện theo yêu cầu.

a) Cái đèn lồng

b) Cái đèn ông sao

+ Đèn ông sao; Đèn cù (đèn ông sư); Đèn lồng tròn; Đèn kéo quân; Đèn cá chép; Đèn lồng ống lon (đèn quả trám)

- Một vài HS chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát tranh.

- HS đọc tên bài và quan sát tranh minh họa phỏng đoán nội dung bài đọc: Tranh vẽ hình ảnh rước đèn trung ngày tết Trung thu.

- HS ghi tên bài vào vở.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (25 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm.

- Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc toàn bài giọng thong thả, chậm rãi, vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh lễ hội, hình ảnh các loại đèn Trung thu, cảm xúc trước những hình ảnh đèn Trung thu rực rỡ trong lễ hội.

b. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn: Bài này có mấy đoạn?

- Tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 HS.

- Theo dõi HS đọc bài.

- Gọi đại diện HS đọc bài trước lớp.

- Nhận xét HS đọc bài.

- HDHS đọc một số từ ngữ khó đọc trên bảng: náo nứ, rực rỡ, bay bổng, sâu sắc,..

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài trên bảng nhóm hoặc màn hình:Trước lễ hội khoảng một tuần,/ những chiếc xe gắn đèn màu/ đã mang đến không khí náo nức rộn rã/ cho các ngả đường thành phố.//; Mọi người luôn mong chờ/ đến lễ hội để đón xem/ những chiếc đèn khổng lồ/ được làm từ đôi bàn tay khéo léo,/ chan chứa tình yêu quê hương của các nghể nhân.//..

- Yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ ngữ khó như: Tuyên Quang, rộn rã, hớn hở, đèn rồng, đèn phượng.

- GV nhận xét, giải thích thêm(nếu HS chưa nêu được) và cho HS quan sát hình ảnh đèn rồng, đèn phượng.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn trung thu | Chân trời sáng tạo

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc cả bài trước lớp.

- HS nghe

- Bài có 4 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu….khổng lồ.

+ Đoạn 2: Trước lễ hội…thành phố.

+ Đoạn 3: Người lớn vui vẻ….tự hào sâu sắc.

+ Đoạn : còn lại.

- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 HS .

- Đại diện 4 HS đọc bài trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- Một số HS luyện đọc từ khó trước lớp.

- HS luyện đọc câu văn dài theo hướng dẫn trước lớp.

- HS nêu:

+ Tuyên Quang: một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 131 km.

+Rộn rã: có nhiều âm thanh sôi nổi, vui vẻ và liên tiếp.

+Hớn hở: vẻ mặt tươi tỉnh, lộ vẻ hài lòng, thích thú.

+đèn rồng, đèn phượng: đèn hình con rồng, hình chim phượng hoàng.



- Một số HS đọc cả bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút)

a. Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Không khí tưng bừng của một lễ hội mùa thu ở tỉnh Tuyên Quang với những chiếc đèn Trung thu độc đáo và giàu ý nghĩa.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm.

- Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi từ 1-4 trong bài.

- Theo dõi HS trả lời.

- Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp.

Câu 1: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?


- Nhận xét, chốt câu trả lời.

Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu?

+Gợi ý: Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu.

- Nhận xét chung, bổ sung.

Câu 3: Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?

- Cho HS giải thích nghĩa cụm từ: các anh hùng dân tộc, cô Tấm.

- Nhận xét, bổ sung ( nếu cần)

Câu 4: Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?

- Em hãy nêu nội dung bài văn?

- Nhận xét, chốt nội dung trên bảng hoặc màn hình.

Câu 5: Nói về một loại đèn Trung thu em thích.

+Gợi ý : hình dáng, màu sắc, hình ảnh trang trí, lồng đèn thủ công hay điện tử.

- GV nhận xét, liên hệ GDHS: luôn trân trọng yêu quý, cảm nhận được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của lễ hội đèn Trung thu, quý trọng đèn trung thu.

- HS đọc thầm bài đọc và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi từ 1-4 trong bài.

- HS trình bày câu trả lời.

- HS đọc câu đầu tiên trả lời: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi:

Bừng lên lộng lẫy với đủ sắc màu và kiểu dáng của chiếc đèn lồng khổng lồ.

- HS đọc đoạn 3 trả lời: Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu: vui vẻ, hớn hở, thích thú.

- HS đọc đoạn 3 trả lời: Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có điều đặc biệt: Đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng, đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn về các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc.

- HS giải thích:

+anh hùng dân tộc: những người có công lao kệt xuất, được nhân dân suy tôn làm anh hùng và ghi danh vào lịch sử dân tộc Việt Nam.

+cô Tấm: tên một nhân vật trong truyện cố tích Tấm Cám, tiêu biểu cho những người hiền lành, chăm chỉ, chất phác, trải qua nhiều khó khăn để có được cuộc sống hạnh phúc.

- HS đọc đoạn cuối trả lời: Người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu vì: Lễ hội đèn Trung thu còn là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu, mọi người luôn mong chờ đến lễ hội để đón xem những chiếc đèn khổng lồ được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân.

- HS nêu: Không khí tưng bừng của một lễ hội mùa thu ở tỉnh Tuyên Quang với những chiếc đèn Trung thu độc đáo và giàu ý nghĩa.

- HS chia sẻ trước lớp về một loại đèn Trung thu.

Ví dụ: Trong lễ hội trăng rằm em thích nhất là chiếc lồng đèn mang hình ngôi sao truyền thống, là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em. Bốn cánh ngôi sao làm bằng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại(8 phút)

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng, luyện đọc lại đoạn1, 2 của bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.

- Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.

- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài đọc.

- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài.

- GV treo bảng nhóm hoặc chiếu màn hình đoạn1, 2 của bài và đọc mẫu HS nghe.

- Gv cho HS luyện đọc lại đoạn 1, 2 trong nhóm đôi.

- Gọi HS HS thi đọc đoạn1, 2 trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại cả bài.

- GV nhận xét HS đọc bài.

- HS nêu lại nội dung bài đọc.

- HS xác định lại giọng đọc: đọc toàn bài giọng thong thả, chậm rãi, vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh lễ hội, hình ảnh các loại đèn Trung thu, cảm xúc trước những hình ảnh đèn Trung thu rực rỡ trong lễ hội.

- HS nghe.

- HS luyện đọc trong nhóm đôi.

- Đại diện 4 HS thi đọc đoạn1, 2 trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- 2 HS đọc lại cả bài, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nhận xét.

* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trình bày 1 phút/ cả lớp.

+ Ở địa phương em thường có các loại đèn Trung thu nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị: Viết câu văn hoặc sáng tác thơ về đèn Trung thu . Sưu tầm trước câu chuyện “Ông già mùa đông và cô bé tuyết”.

- HS nói trước lớp.

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: