Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi - Chân trời sáng tạo


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ được với bạn một bài hát mà em yêu thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc: Bản nhạc đầu tiên, trong sáng của một nghệ sĩ thiên tài Mô-da có hoàn cảnh ra đời đặc biệt.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tham gia đọc bài, lắng nghe và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

     - Nhân ái : Bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống.

    - Chăm chỉ: Trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân.

   - Trung thực: Khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống.

   - Trách nhiệm: Có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, audio, video clip về Mô-da và một vài bản nhạc của ông. Bảng phụ ghi đoạn từ Về tới nhà…đến hết.

- HS: mang theo sách, báo có bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.Chia sẻ được với bạn một điều thú vị về một bài hát mà em yêu thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- GV giới thiệu tên chủ điểm, từ đó nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Nghệ sĩ tí hon.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về một điều thú vị bài hát mà em yêu thích.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Từ bản nhạc bị đánh rơi. Bài đọc là một mẩu chuyện kể về thời thơ ấu của Mô-da(Wolfgang Amadeus Mozart, 1756 – 1791), nhà soạn nhạc người Áo. Mô-da sáng tác những khúc nhạc đầu tiên khi mới 4 – 5 tuổi. Sau này, ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng cónhiều ảnh hưởng quan trọng tới nhạc cổ điển Châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao của nhạc p-a-nô, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo, ô-pê-ra và đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động nhóm đôi.

Em là hoa hồng nhỏ

(Trịnh Công Sơn)

Em sẽ là mùa xuân của Mẹ
Em sẽ là mùa xuân của cha
Em đến trường học bao điều lạ
Môi mỉm cười là những nụ hoa
Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ
Em gối đầu trên những dòng thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời là tháng ngày qua.

Trời mênh mông đất hiền hòa
Bàn chân em đi nhè nhẹ
Đưa em vào tình người bao la
Cây cỏ rừng bầy chim làm tổ
Sông có nguồn như suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa.

- HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc.

- HS lắng nghe, quan sát.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (… phút)

B.1 Hoạt động Đọc (... phút)

B.1.1 Đọc và trả lời câu hỏi:

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:…….

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu, người dẫn chuyện giọng thong thả, vui tươi; giọng cha đầm ấm, thể hiện tình yêu và tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc – suy nghĩ của Mô – da, Mô – da, Lê – ô – pôn và ông chú rạp hát.

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

- Cách đọc một số từ ngữ khó:Mô – da, Lê – ô – pôn, rối rít,…

c. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn: 4 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến... ông chủ rạp hát.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến... một bản nhạc đã đánh rơi.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến... rất đáng yêu.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- Luyện đọc câu dài:

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Một hôm,/ trước khi đi làm./ ông Lê – ô – pôn/ đưa cho Mô – da một bản nhạc/ ông viết tặng con gái chủ rạp hát/ nhan dịp simh mhật.//; Cậu buồn bã quay về,/ ngồi vào dàn/ và nảy ra sáng kiến:/ viết một bản nhạc mới// thay cho bản nhạc đã đánh rơi.//,…

- Luyện đọc từng đoạn:

- HS đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.

- Giải thích thêm nghĩa của một số từ ngữ khó:

+ Lê – ô – pôn ( Leopold Mozart (1719 – 1787) là cha của Mô – da; ông là một nhà soạn nhạc, một nhà sư phạm âm nhạc giỏi, là người thầy đầu tiên và là người có ảnh hưởng rất lớn đến Mô – da.

+ Sáng kiến: ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

- HS luyện đọc một số từ khó theo GV.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc câu dài.

- HS luyện đọc đoạn trong nhóm và đọc trước lớp.

- HS đọc luân phiên cả bài.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Hiểu nội dung bài đọc: Bản nhạc đầu tiên, trong sáng của moọt nghệ sĩ thiên tài Mô-da có hoàn cảnh ra đời đặc biệt.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm đôi, lớp.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi 1- 5 trong SHS:

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV cùng HS nhận xét.

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Cha của Mô-da đưa cho cậu bản nhạc để: tặng cho con gái chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật.

+ Câu 2: Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha: Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông và cậu nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc đã đánh rơi.

+ Câu 3: Tìm từ ngữ được dùng để khen bản nhạc của Mô-da: bản nhạc trong sáng, rất đáng yêu.

+ Câu 4: Cha của Mô-da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn vì: ngay từ những nốt nhạc đầu tiên cất lên ông đã biết không phải là bản nhạc của ông nhưng nó lại rất hay, trong sáng và đáng yêu và sau khi nghe Mô - da kể lại câu chuyện thì ông tin rằng con mình sẽ trở thành nhạc sĩ lớn

+ Câu 5: Chọn tên phù hợp để đặt cho câu chuyện và nêu lí do em chọn: Sáng kiến của Mô-da.

=> Bản nhạc là những sáng kiến, ý tưởng do Mô - da suy nghĩ và viết ra.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: