Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Gặp gỡ ở Lúc xăm bua - Cánh diều
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Gặp gỡ ở Lúc xăm bua - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐIỂM: BẠN BÈ BỐN PHƯƠNG
Bài 02: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Chú ý đọc đúng các tên riêng nước ngoài và
từ ngữ phiên âm: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giết-xá-ca, In-tơ-nét; các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai: lần lượt, tơ rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa; biết đọc phân biệt lời kế có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Kể lại cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ
Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
- Luyện tập về cách viết tên riêng người nước ngoài; biết viết tên riêng người
nước ngoài qua bài tập thực hành vận dụng.
- Phát triển năng lực văn học:
+ Cảm nhận được các chi tiết thể hiện thái độ thân thiện, tình cảm yêu mềm
quý trọng của các bạn thiếu nhi Lúc-xăm-bua đối với thiếu nhi Việt Nam và đìn
tộc Việt Nam.
+ Nhận biết được cách kể chuyện mạch lạc, hấp dẫn thông qua các chi tiết sinh
động, qua cách đan xen lời kể và lời nhân vật trong câu chuyện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Ý thức quý trọng tình hữu nghị, đoàn xé giữa các dân tộc trên thế giới.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè trên thế giới qua bài đọc.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ” - Hình thức chơi: HS chọn các bông hoa trên cây để đọc 1 khổ thơ trong bài và trả lời câu hỏi. + Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba. + Câu 2: Kể tên những sản vật nổi tiếng của Cu-ba. + Câu 3: Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả với nước bạn và với Tổ quốc Việt Nam? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ của bài và dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi - 3 HS tham gia: + Nắng rực trời tơ, biển ngọc, đảo giống như một dải lụa đào bay. + Đường – mía ngọt lịm, cam ngon, xoài ngọt. + Thể hiện tình yêu đối với hai đất nước Việt Nam và Cu-ba - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Chú ý đọc đúng các tên riêng nước ngoài và từ ngữ phiên âm: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giết-xá-ca, In-tơ-nét; các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai: lần lượt, tơ rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,... - Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa; biết đọc phân biệt lời kế có xen lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. - Hiểu ý nghĩa của bài: Kể lại cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài. - GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng thong thả, ttrang trọng. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (6 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến Hồ Chí Minh. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến chơi trò gì?. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến mến khách. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, In-tơ-nét, lần lượt, tơ rưng, xích lô, trò chơi, ... - Luyện đọc câu: Dưới ánh nắng dìu dịu của buổi sáng thứ Hai,/ một lễ chào cờ đặc biệt/ được thầy trò trường tiểu học Cát Bi (Hải Phòng) tổ chức/ để hướng về biển, đảo. - GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. * Hoạt động 2: Đọc hiểu. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ HS nước nào? + Câu 2: Những điều gì khiển cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú? + Câu 3: Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên điều gì? Chọn ý em thích. - GV GV tôn trọng sự lựa chọn “ý em thích" và lí giải của HS về một trong 3 ý đã nêu: + Các bạn HS rất hiểu khách / Các bạn HS rất yêu Việt Nam. Đàn cán bộ Việt Nam nhớ mãi tình cảm của HS nước bạn. + Câu 4: Em có nhận xét gì về các bạn học sinh trong bài đọc này? - GV gợi ý: Có tình cảm tốt đẹp với đất nước và con người Việt Nam, ham hiểu biết; quan tâm đến việc học tập và vui chơi của thiếu nhi Việt Nam. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Kể lại cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu. - HS đọc từ ngữ: + Lúc – xăm – bua: một nước Châu Âu, thủ đô là thành phố Lúc – xăm – bua. + Hoa lệ: (nhà cửa, phố xá) đẹp lộng lẫy và sang trọng. - HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Đoàn gặp gỡ HS nước Lúc-xăm-bua, một nước ở châu Âu, thủ đô là thành phố Lúc xăm-bua. + Tất cả HS đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt, giới thiệu những vật đặc trưng của Việt Nam đã sưu tầm được và Quốc kì Việt Nam; ... + HS trả lời theo ý mình. - HS lắng nghe. + HS nêu theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. - 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết. - 2 HS đọc lại nội dung bài. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn