Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập cuối học kì 1 - Cánh diều
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập cuối học kì 1 - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐIỂM:
Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc thành tiếng trôi chảy.
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.
- Thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã HTL trong kocj kì I.
- Ôn luyện về bảng chữ và tên chữ. HS biết sắp xếp các tên riêng theo TT chữ cái.
- Ôn luyện về từ có nghĩa giống nhau. HS có ý thức lựa chọn từ.
- Phát triển năng lực văn học:
+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi với các bạn về bài đọc mình yêu thích (trong học kì I).
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ đã học ở học kỳ I.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, chia sẻ với bạn bè qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc và 1 CH đọc hiểu, viết yếu cầu đọc thuộc lòng(tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng). GV có thể chọn bài trong SGK hoặc bài ngoài SGK.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- 20 ảnh bìa chỉ tên riêng trong BT 2, mỗi tên ghi vào 2 mảnh bìa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước. - Cách tiến hành: | |
- GV cho HS chơi “ Thử tài đoán hình”. - GV chiếu 1 đoạn clip về các chủ đề đã học trong HKI. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS quan sát tranh, lắng nghe ghi tên các chủ đề HS được xem trong clip + HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Đọc thành tiếng trôi chảy đoạn văn bản đã học ở HKI hoặc văn bản ngoài có độ dài 70 tiếng. - Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút. - Thuộc lòng các bài thơ: Mùa thu của em, Thả diều, Hai bàn tay em, Quạt cho bà ngủ, Bận, Cải cầu ( SGK 3 tập 1). - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...) - Phát triển năng lực văn học: + Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. + Biết chia sẻ hiểu biết của mình với các bạn. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. - GV tiến hành cho HS bốc thăm bài đọc rồi chuẩn bị trong 2 phút. -GV chia nhóm cho HS đọc trong nhóm 4 phút - GV chơi quay số gọi tên HS đọc trước lớp ( khoảng 20% HS của lớp). - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. * Hoạt động 2: Sắp xếp tên riêng theo thứ tự trong bảng chữ cái (BT2) - GV YC HS đọc đề bài 2 trong SGK. - GV gắn tên riêng thành 2 cột, mỗi cột 10 tên riêng theo đúng TT - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức - Đáp án: Chỉ, Cúc, Huệ, Ngân, Ngọc, Nhã, Phượng, Quyên, Thi, Trúc - GV nhận xét tuyên dương. |
- Hs bốc thăm và chuẩn bị. - HS đọc trong nhóm - HS đọc bài theo thăm đã chọn. - HS nhận xét cách đọc của bạn. - HS nêu YC BT 2 trong SGK Sắp xếp các tên riêng theo đúng TT trong bảng chữ cái - HS làm việc độc lập. - HS báo cáo kết quả bằng cách thi tiếp sức (HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng, gắn các tên riêng theo đúng TT trong bảng chữ cái). - HS nhận xét. |
3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Nhận biết các từ ngữ có nghĩa với các từ in đậm trong bài ( vàng óng, đen nhánh, đỏ hồng). + Biết vận dụng để đặt câu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3. Tìm và đặt câu với tử có nghĩa giống nhau (BT 3) a) Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử). - GV mời một số HS tiếp nối nhau báo cáo kết quả: mỗi HS nói 2 từ có nghĩa giống nhau với mỗi từ in đậm trong đoạn văn, GV viết lên bảng phụ (hoặc giấy). Đáp án, VD: + Vàng ông: vàng ươm, vàng tươi, vàng hoe, vàng sẫm, vàng vàng,... + Đen nhánh: đen láy, đen giòn, đen sì, đen kịt, đen thui. + Đỏ hồng: đỏ tươi, đỏ chót, đỏ ửng, đỏ rực, đỏ hoe, đỏ sẫm, đo đỏ,... b) Đặt câu với một từ vừa tìm được. - GV nhận xét, khen ngợi HS; giúp HS sửa câu (nếu có lỗi). |
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành BT, viết vào VBT. - HS lên trình bày: + vang tươi, vàng ươm, vàng hoe... + đen nhánh, đen láy..... + đỏ tươi, đỏ chót,.... - Đại diện các nhóm nhận xét. - HS viết câu vào VBT. Một số HS đọc câu đã đặt; GV chiếu bài làm của HS hoặc viết nhanh câu lên bảng. Một số HS khác nêu ý kiến. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn