Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Đôi bạn mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Đôi bạn mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tơ tán, sao sa, tuyệt vọng, công viên.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.

2. Kỹ năng: 

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (san sát, nườm nượm, lấp lánh, lướt thướt,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân. 

- Xác định giá trị. 

- Lắng nghe tích cực. 

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

  1. - Học sinh hát: Trái đất này là của chúng mình.

- 2 học sinh đọc bài “Nhà rông ở Tây Nguyên”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.


- Học sinh hát.


- Học sinh thực hiện.


- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành: 

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.

+ Giọng chú bé: kêu cứu thất thanh.

+ Giọng bố Thành: trầm lắng, xúc động.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.








c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:


- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 

+ Ngày ấy,/ giặc Mĩ ném bom phá hoại miền bắc,/ Thành theo bố mẹ sơ tán về quê//. Mĩ thua,/ Thành về lại thị xã//.


- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ tuyệt vọng. 




d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- Học sinh lắng nghe.








- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 




- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (san sát, nườm nượm, lấp lánh, lướt thướt,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.







- Đọc phần chú giải (cá nhân). 



- 1 nhóm đọc     nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.


3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.


- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 

+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?


+ Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?



+ Ở công viên có những trò chơi gì?

+ Ở công viên, Mến đã có những hành động gì đáng khen?

+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?

+ Em hiểu lời nói của bố  như thế nào?




- Giáo viên chốt lại.

+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?

- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 

+ Bài đọc nói về việc gì?

+ Chúng ta học được điều gì qua bài đọc?

=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.

- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).




- Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê mến ở nông thôn.

- Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà quê; những dòng xe cộ đi lại nườm     nượp; ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.

- Có cầu trượt, đu quay.


- Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.

- Mến rất dũng cảm và sẵn sáng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm đến tính mạng.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.

+ Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng,..

- Học sinh lắng nghe.

- Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi... những suy nghĩ tốt đẹp về người nông dân.


- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 





- Học sinh lắng nghe.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: 

- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp









-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. 

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2+3.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.


5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 3 đoạn trong truyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gọi học sinh M4 kể đoạn 1.



- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách.

+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa.

+ Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản.

+ Cách 3: Kể khá sáng tạo.

* Tổ chức cho học sinh kể: 

- Học sinh tập kể.

- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. 

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.




c. Học sinh kể chuyện trong nhóm


d. Thi kể chuyện trước lớp:


* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Câu chuyện nói về việc gì?


+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì?



- Học sinh quan sát tranh.






- Học sinh kể chuyện cá nhân.

- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1.

- Cả lớp nghe.









- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể.

- Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể).



- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển.

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.






- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thủy chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.

6. HĐ ứng dụng (1phút)




7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nêu suy nghĩ của mình về những người sống ở làng quê và những người sống ở thành phố, thị xã.

- Tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê và những người sống ở thành phố, thị xã nơi mình ở và kể cho bạn cùng nghe.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: