Giáo án Tập đọc: Về quê ngoại mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Tập đọc: Về quê ngoại mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: hương trời, chân đất,...

- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 10 câu thơ đầu).

2. Kĩ năng: 

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm vàng, mát rợp, thuyền trôi,...

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu con người và cảnh đẹp của làng quê.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT:

- Giáo dục tình cảm yêu quý nông thôn nước ta từ đó liên hệ và chốt lại ý thức BVMT.

- Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Hát: “Quê hương tươi đẹp”

+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao

+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

- Giáo viên kết nối kiến thức. 

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 


- Học sinh nghe.

- Học sinh trả lời.



- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp.

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng thiết tha, tình cảm, nhấn giọng ở những từ gợi tả: hương trời, gặp trăng gặp gió,...

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.






c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:



- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 

- Hướng dẫn đọc câu khó: 

          Em về quê ngoại/ nghỉ hè/

Gặp đầm sen nở/ mà mê đất trời.//

        Gặp bà/ tuổi đã sáu mươi/

Quên quên nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.//          

(…)


- Giáo viên giảng thêm quê ngoại là quê của mẹ; bất ngờ là việc xảy ra ngoài ý định,…

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- Học sinh lắng nghe.





- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. 



- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm vàng, mát rợp, thuyền trôi,...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.










- Đọc phần chú giải (cá nhân). 




- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.


3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo.

*Cách tiến hành: 

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.


*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?  Câu nào cho em biết điều đó?

+ Quê ngoại  bạn ở đâu?

+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?



*Giáo viên kết luận: Mỗi làng quê ở nông thôn Việt Nam thường có đầm sen. Mùa hè, sen nở, gió đưa hương sen bay đi khắp làng. Ngày mùa, những người nông dân gặt lúa, họ tuốt lấy hạt thóc vàng rồi mang rơm ra phơi ngay trên đường làng, những sợi rơm vàng thơm làm cho đường làng trở nên rực rỡ, sáng tươi. Ban đêm ở làng quê, điện không sáng như ở thành phố nên chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ánh trăng sáng trong.

+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm nên hạt gạo?

- Cả lớp trao đổi nhóm.


* Giáo viên chốt lại: Bạn ăn gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất  thật   thà. Bạn thương họ như những người ruột thịt, thương bà ngoại mình.

+ Chuyến về thăm ngoại đã làm cho bạn nhỏ có gì thay đổi?

- Giáo viên nhận xét, chốt lại.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.


- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu: Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

- Ở nông thôn.

- Đầm sen nở ngát hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / con đường đất rợm màu rơm phơi / bóng tre mát rợp vai người / vầng trăng như lá thuyền trôi êm êm.

- Học sinh lắng nghe.













- Học sinh thảo luận nhóm.


- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Học sinh nhận xét.






- Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.

4. HĐ học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh học thuộc lòng bài thơ.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

- Giáo viên mời một số  học sinh đọc lại toàn bài thơ bài thơ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc khổ thơ mình thích.

- Học sinh thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ  của bài thơ.

- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ. 



- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

- Học sinh đọc lại toàn bài thơ.




- Học sinh thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.

- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.

- Học sinh nhận xét.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

5. HĐ ứng dụng (1 phút) 




6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. 

- Nêu một số nét đẹp của quê hương nơi mình ở.

- Vẽ một bức tranh mô tả vẻ đẹp ở làng quê, quê hương nơi mình ở hoặc vẻ đẹp của  làng quê đã từng được đến thăm.


ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: