Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Người lính dũng cảm mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3
Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Người lính dũng cảm mới, chuẩn nhất
Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS năng khiếu kể được toàn bộ câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Giáo dục HS khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GDKNS:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
- Ra quyết định.
- Đảm nhận trách nhiệm.
*GDBVMT:
- Chi tiết: Việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn. GD: có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh minh họa bài học, bảng phụ.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. |
- HS hát bài: Chú bộ đội - Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK. |
2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: |
|
a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng: + Giọng người dẫn chuyện: gọn, rõ, nhanh. + Giọng viên tướng: tự tin, ra lệnh. + Giọng chú lính nhỏ: rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện chuyển thành quả quyết (trong lời đáp) ở cuối truyện. + Giọng thầy giáo: lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng, lúc buồn bã.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó: - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: Lời viên tướng: + Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!// + Chỉ những thằng hèn mới chui.// + Về thôi! // (mệnh lệnh, dứt khoát) Lời chú lính nhỏ: + Chui vào à?// (rụt rè, ngập ngừng) + Ra vườn đi!// (khẽ, rụt rè) + Nhưng như vậy là hèn.// (quả quyết)
- GV yêu cầu đặt câu với từ “Thủ lĩnh”, tìm từ trái nghĩa với từ “Quả quyết”
d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép,...). - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (đọc cá nhân).
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 4. |
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì? Ở đâu? + Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hỏng dưới chân hàng rào? + Việc leo rào của các bạn khác gây hậu quả gì? + Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? + Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi? + Phản ứng của chú lính như thế nào? khi nghe lệnh “Về thôi” của viên tướng? + Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? + Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?
+ Các em có khi nào dũng cảm nhận và sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện không? *GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. |
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
+ Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường.
+ Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười giờ.
+ Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm. - Có thể trả lời theo ý của mình.
+ Chú nói: Như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
+ Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo như bước theo một người chỉ huy dũng cảm + Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã dám nhận và sửa lỗi. - Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
|
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
*Chú ý giọng đọc của chú lính nhỏ …
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ. |
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét.
|
5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. * Cách tiến hành: |
|
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện: - Câu hỏi gợi ý:
+ Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao? + Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao? + Tranh 3: Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy mong điều gì ở các bạn? + Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
c. HS kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu *GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về ai? + Em học được gì từ câu chuyện này? |
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài. - Vượt rào, bắt sống nó. ... ngập ngừng.
- Cả tốp: leo lên hàng rào. Chú lính nhỏ: chui qua lỗ hổng.
- Thầy nghiêm giọng hỏi..., thầy chờ đợi sự can đảm nhận lỗi từ học sinh.
-....
- Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Nhiều Hs trả lời. |
6. HĐ ứng dụng (1 phút): 7. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. - Luyện đọc trước bài: Cuộc họp của chữ viết. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD