Giáo án Toán lớp 1 Đo độ dài - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán lớp 1 Đo độ dài - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: HS biết:
Nhận biết nhu cầu cần có đơn vị đo và nhu cầu đo độ dài.
Làm thước đo, ước lượng, đo độ dài theo đơn vị “khối lập phương”.
Thực hành đo và ước lượng độ dài theo một số đơn vị tự quy ước thông dụng (gang tay, sải tay, bước chân, viên gạch).
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.
b. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
3. Phẩm chất
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
Yêu nước: Biết tên một số con vật, đồ vật xung quanh lớp học thêm yêu quý con vật, giữ gìn đồ dùng lớp học, tự hào về đất nước tươi đẹp.
4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV:7 khối lập phương
- HS: 7 khối lập phương
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
TIẾT 1 1. Bài học và thực hành (15 phút) * Mục tiêu: Biết quan sát, thảo luận, trình bày * PP: Thảo luận nhóm, Hỏi- đáp, Trực quan * HT: Cả lớp, nhóm đôi * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS * Cách thực hiện: a. Cho HS quan sát, thảo luận: + Băng giấy nào dài nhất ? + Băng giấy nào ngắn nhất ? - Cho các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét chung b. GV nêu vấn đề: - Các băng giấy này không bóc ra được để đặt một đầu bằng nhau, nền các băng giấy không có ô vuông để kết luận. - Vậy để biết chính xác băng giấy nào dài nhất ta sẽ kiểm tra bằng cách nào ? - GV chốt, hướng dẫn: - Có thể đo bằng các cách sau: - Cách: Dùng một que đo (bút chì) Dùng bút chì đo băng giấy vàng, bấm đầu móng tay ngón cái giữ làm mốc đánh dấu Đặt bút chì (có đầu móng cái giữ mốc) vào băng giấy xanh Kết luận: hai băng giấy xanh và vàng dài bằng nhau và dài nhất. Tuy nhiên khi đo nhiều vật, cần thông báo mỗi vật dài bao nhiêu thì cách đo này không thuận tiện. - Cách: Dùng đơn vị đo (khối lập phương, bằng thước) - GV hướng dẫn HS dùng 7 khối lập phương làm một cây thước. - GV hướng dẫn đo (trên một băng giấy cụ thể: băng giấy vàng). + Đặt thước: đầu thước bằng đầu băng giấy. + Mép thước sát mép băng giấy. + Đọc kết quả đo: Đếm số khối lập phương theo chiều dài băng giấy. + Đọc kết quả: 6 khối lập phương. + Viết kết quả: có thể viết tắt, chẳng hạn, Vàng: 6 khối. - Cho HS đo các băng giấy còn lại, ghi chép số liệu, giải thích theo nhóm. - Cho đại diện các nhóm nêu độ dài các băng giấy theo thứ tự từ ngắn tới dài hoặc ngược lại. - GV nhận xét chung 2. Thực hành đo độ dài a/Hoạt động 1: Ước lượng, đo độ dài bằng thước khối lập phương (10 phút) *Mục tiêu: Biết ước lượng(bằng mắt), biết đo bằng thước *PP: Giảng giải, Hỏi - đáp, Trực quan *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: ước lượng (bằng mắt), đo bằng thước, câu trả lời của HS. * Cách thực hiện: - GV đưa tranh khủng long cam và hỏi: + Tranh vẽ gì ? + Có bao nhiêu con khung long cam ? - Hướng dẫn mẫu: °Hình bên trái: ước lượng (bằng mắt). - GV yêu cầu HS các khối lập phương trên cây thước, tưởng tượng từ vạch bên trái sang vạch bên phải ở hình khủng long sẽ đặt được mấy khối lập phương sát cạnh nhau, rồi viết số đo. °Hình bên phải: đo bằng thước. - GV yêu cầu HS dùng thước khối lập phương đo khủng long. °So sánh kết quả đo và ước lượng, rút kinh nghiệm. - GV yêu cầu HS làm cá nhân các câu a), b), c) còn lại. - Mở rộng: HS có thể đo để biết một đốt tay của em có độ dài như thế nào so với một khối lập phương. b/ Hoạt động 2: Đo độ dài bằng các đơn vị tự quy ước (10 phút) *Mục tiêu: Biết cách đo bằng gang tay, bước chân, sải tay, viên gạch *PP: Thảo luận nhóm, Hỏi - đáp, Trực quan *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS thao tác đo bằng gang tay, bước chân, sải tay, viên gạch thành thạo. * Cách thực hiện: - GV cho HS quan sát tranh (gang tay, bước chân, sải tay, viên gạch), làm việc theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: + Đây là cách đo bằng gì ? + Cách này đo như thế nào ? - GV yêu cầu các nhóm trình bày - GV chốt các cách đo. |
- Cả lớp tham gia - HS lắng nghe - HS nhận xét - HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe
- Đại diện nhóm thực hiện - HS nhận xét
- HS quan sát - HS trình bày
- HS quan sát - HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm 2
- HS trình bày, chỉ vị trí tỉnh trên bản đồ
HS trình bày - HS nhận xét, bổ sung
|
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: