Giáo án Toán 12 Bài 1: Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 12 Bài 1: Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Nhận biết và đọc được thông tin số liệu của mẫu số liệu ghép nhóm thông qua biểu đồ, bảng biểu.
– Tính được các số đặc trưng đo mức độ phân tán: khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm bằng công thức.
– So sánh các số liệu, giải thích được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên.
– Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của các số đặc trưng nói trên để giải quyết bài toán thực tế có liên quan đến mẫu số liệu ghép nhóm.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: HS tự chuẩn bị bài ở nhà, trả lời được những câu hỏi ở HĐKP.
– Giao tiếp và hợp tác: HS hoạt động nhóm thông qua việc tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm.
2.2. Năng lực Toán học:
– Giải quyết vấn đề toán học: giải bài toán thực tế về việc đọc dữ liệu ghép nhóm trên một biểu đồ liên quan đến việc tập thể dục đều đặn.
– Tư duy và lập luận toán học: sử dụng công thức và hiểu ý nghĩa các số đặc trưng để giải các HĐTH, HĐVD.
3. Về phẩm chất
– Chăm chỉ: Có chuẩn bị bài trước ở nhà, chuẩn bị các công thức tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm; tham gia tốt hoạt động nhóm.
– Trung thực: HS thừa nhận và học tập các kết quả đúng của các bạn thông qua các hoạt động giải các bài tập luyện tập, thực hành, vận dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, ti vi, bài trình chiếu.
2. Đối với học sinh: SGK, máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động: Khởi động
a) Mục tiêu: Gợi mở kết nối HS vào bài khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm thông qua bài toán thực tế về biểu đồ cột liên quan đến thời gian tập thể dục buổi sáng của hai nhân vật.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình và thực hiện HĐKĐ.
c) Sản phẩm: Nhìn vào biểu đồ, HS thấy các cột biểu thị thời gian tập thể dục của bác Bình cao gần bằng nhau nên có thể lầm tưởng thời gian tập của bác Bình đều hơn, nhưng cần tính các số đặc trưng khác của mẫu số liệu ghép nhóm để kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Mỗi HS quan sát hình và đọc yêu cầu ở HĐKĐ.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS xung phong phát biểu quan điểm cá nhân.
* Kết luận nhận định: HS làm tốt các yêu cầu của GV (chưa kết luận tính đúng sai).
B. KHÁM PHÁ – THỰC HÀNH – VẬN DỤNG
1. Khoảng biến thiên
Hoạt động 1.1: Khám phá
a) Mục tiêu: HS đối chiếu các số liệu tìm ra khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm thông qua bảng số liệu.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và thực hiện HĐKP 1.
c) Sản phẩm: Ý kiến đó đúng. Vì ta thấy trong bảng số liệu, cân nặng lớn nhất quả xoài có thể đạt được là 450g, còn cân nặng bé nhất quả xoài có thể đạt được là 250g. Do đó, bất kì hai quả nào cũng có hiệu số cân nặng không vượt quá 200g.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV yêu cầu HS thực hiện HĐKP 1.
– GV gọi một HS đọc phần KTTT và phần Chú ý.
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 1, qua đó HS hiểu rõ hơn cách tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm bằng công thức.
– GV rút ra ý nghĩa khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm.
– GV hướng HS tìm hiểu Ví dụ 2, HS có thể trả lời câu hỏi ở HĐKĐ.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát bảng số liệu và trả lời được câu hỏi.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV gọi một HS trả lời câu hỏi.
* Kết luận nhận định: Thông qua bảng số liệu về khoảng cân nặng của các quả xoài, HS đã hình dung được định nghĩa khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm.
Hoạt động 1.2: Thực hành
a) Mục tiêu: Bước đầu hình thành cách tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm. Bên cạnh đó, HS nêu được ý nghĩa thực tiễn liên quan đến câu hỏi.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm. Dựa vào Ví dụ 2 để thực hiện HĐTH 1.
c) Sản phẩm:
Khoảng biến thiên của chiều cao của các bạn học sinh nữ lớp 12C là: 185 – 155 = 30 (cm).
Khoảng biến thiên của chiều cao của các bạn học sinh nữ lớp 12D là: 180 – 155 = 25 (cm).
Vậy nếu so sánh theo khoảng biến thiên thì chiều cao của học sinh lớp 12C có độ phân tán lớn hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành bốn nhóm tương ứng bốn tổ. Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày lời giải vào bảng phụ.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến viết lời giải vào bảng phụ.
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Các nhóm dán bảng phụ lên bảng, đại diện từng nhóm trình bày. Các HS chú ý theo dõi đặt ra những câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề.
*Kết luận nhận định: Các nhóm nỗ lực làm bài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giải quyết được bài toán tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm.
2. Khoảng tứ phân vị
Hoạt động 2.1: Khám phá
a) Mục tiêu: HS biết cách tìm tứ phân vị và nắm được ý nghĩa của tứ phân vị.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi ở HĐKP 2.
c) Sản phẩm:
a) Cỡ mẫu n = 24 + 62 + 34 + 21 + 9 = 150.
Gọi x1; x2; ...; x150 là mẫu số liệu gốc gồm số hộ gia đình được xếp theo thứ tự không giảm.
Ta có: x1, ..., x24 [200;250); x25, ..., x86 [250;300); x87, ..., x120 [300;350); x121, ..., x141 [350;400); x142, ..., x150 [400;450).
Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là x38 [250;300). Do đó, tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là Q1 = 250 + . (300 - 250) = 260,89.
Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu gốc là x113 [3000;350). Do đó, tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là Q3 = 300 + . (350 - 300) = 338,97.
b) Doanh nghiệp cần hướng đến các gia đình có mức thu nhập trong khoảng [Q1;Q3) = [269,89;338,97) (triệu đồng).
d) Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bảng số liệu và phần chú ý trong sách giáo khoa liên quan đến công thức tính tứ phân vị thứ i.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát bảng số liệu, trả lời từng câu hỏi của GV.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày quan điểm cá nhân, giải thích từng câu trả lời.
* Kết luận nhận định: HS giải quyết tốt các vấn đề, qua đó hình dung được cách tính tứ phân vị thứ ithông qua công thức.
– GV gọi một HS đọc phần Chú ý và kiến thức về khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm.
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 3, qua đó HS hiểu rõ hơn cách tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm bằng công thức.
– GV rút ra ý nghĩa khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm.
Hoạt động 2.2: Thực hành
a) Mục tiêu: Phát triển kĩ năng tìm tứ phân vị thứ icủa mẫu số liệu ghép nhóm.
b) Nội dung:
– GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của HĐTH 2 và trả lời câu hỏi: So sánh khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm về thời gian tập thể dục buổi sáng mỗi ngày của 2 nhân vật trong HĐKĐ.
– GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của HĐTH 3 và trả lời câu hỏi a, b.
c) Sản phẩm:
Hoạt động Thực hành 2
Thời gian (phút) |
[15; 20) |
[20; 25) |
[25; 30) |
[30; 35) |
[35; 40) |
Số ngày tập của bác Bình |
5 |
12 |
8 |
3 |
2 |
Số ngày tập của bác An |
0 |
25 |
5 |
0 |
0 |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: