Giáo án Toán 12 Bài 3: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số - Kết nối tri thức
Giáo án Toán 12 Bài 3: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết hình ảnh hình học của đường tiệm cận ngang, đường tiệm cận đứng, đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.
2. Về năng lực
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn liên quan đến đường tiệm cận của đồ thị hàm số.
- Bồi dưỡng năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thông qua việc vẽ các đường tiệm cận của đồ thị hàm số.
- Góp phần phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác (qua việc thực hiện hoạt động nhóm), năng lực thuyết trình, báo cáo (khi trình bày kết quả của nhóm), năng lực tự chủ và tự học,…
3. Về phẩm chất
Góp phần giúp HS rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm):
+ Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;
+ Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
+ Giáo án, bảng phụ, máy chiếu (nếu có), phiếu học tập, …
+ GV chuẩn bị một số tình huống trong thực tế cần sử dụng ý nghĩa của các đường tiệm cận để giải thích.
- Học sinh:
+ SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bài học này dạy trong 04 tiết:
+ Tiết 1: Mục 1. Đường tiệm cận ngang.
+ Tiết 2: Mục 2: Đường tiệm cận đứng.
+ Tiết 3: Mục 3: Đường tiệm cận xiên.
+ Tiết 4: Luyện tập.
Tiết 1. ĐƯỜNG TIỆM CẬN NGANG
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh |
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động |
Mục tiêu cần đạt |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động khởi động này chung cho cả bài) Mục tiêu: Gợi động cơ, tạo tình huống xuất hiện bài toán cần vận dụng đường tiệm cận của đồ thị hàm số. Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu trong SGK. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV. |
||
Tình huống mở đầu: 4 phút - GV tổ chức cho HS đọc bài toán và suy nghĩ bài toán. GV có thể đặt câu hỏi cho HS: + Đồ thị hàm số y = m(t) như thế nào so với trục Ot khi t dần tới ? - Đặt vấn đề: Khi t dần tới , đồ thị hàm số y = m(t) ngày càng tiến lại gần trục Ot, lúc này trục Ot được gọi là gì so với đồ thị hàm số và có ý nghĩa như thế nào, ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay. |
+ Đồ thị hàm số y = m(t) ngày càng tiến lại gần trục Ot khi t dần tới . |
+ Mục đích của phần này là để HS thấy được tình huống cần sử dụng ý nghĩa của đường tiệm cận của đồ thị hàm số. + Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Giúp HS hình thành khái niệm và tìm được đường tiện cận ngang của đồ thị hàm số. Nội dung: HS thực hiện HĐ1, Ví dụ 1, Ví dụ 2, từ đó hình thành khái niệm và tìm được đường tiện cận ngang của đồ thị hàm số. Sản phẩm: Lời giải của các câu hỏi trong hoạt động và ví dụ. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV. |
||
HĐ1 (8 phút) - GV cho HS đọc yêu cầu và thực hiện HĐ1 trong 3 phút và chọn một HS đứng tại chỗ trả lời. Sau đó GV cho HS khác nhận xét và chốt lại kết quả. - Sau khi HS thực hiện xong HĐ1, GV sẽ giới thiệu cho HS khái niệm đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. GV viết bảng hoặc trình chiếu nội dung trong Khung kiến thức. - GV tiếp tục giới thiệu cho HS hình ảnh hình học của đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. |
HĐ1. a) Khoảng cách MH= |f(x) - 2| b) Khi xdần đến thì khoảng cách MH dần đến 0. - HS ghi nội dung cần ghi nhớ. |
+ Đây là tình huống đơn giản cho HS hình thành khái niệm đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. + Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học. |
Ví dụ 1 (5 phút) GV cho HS hoạt động cá nhân trong 2 phút, sau đó gọimột HS đứng tại chỗ trả lời; các HS khác theo dõi, nhận xét và góp ý; GV tổng kết. - Khi HS thực hiện Ví dụ 1, GV có thể đặt câu hỏi cho HS để nhắc lại cách tính giới hạn tại vô cực của hàm số phân thức hữu tỉ. |
HS thực hiện Ví dụ 1 và ghi bài. |
+ Mục đích là hình thành cách tìm đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. + Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. |
Ví dụ 2 (10 phút) GV cho HS hoạt động cá nhân trong 5 phút, sau đó gọimột HS đứng tại chỗ trả lời; các HS khác theo dõi, nhận xét và góp ý; GV tổng kết. - Khi HS thực hiện Ví dụ 2, GV có thể đặt câu hỏi cho HS: + Khi đưa một đại lượng vào trong căn bậc hai, ta cần lưu ý điều gì? + Với x bất kì, ta đưa vào trong căn bậc hai như thế nào? |
- Khi đưa một đại lượng vào trong căn, ta cần lưu ý tới dấu của đại lượng đó. - Ta có: , . - HS thực hiện Ví dụ 2 và ghi bài. |
+ Mục đích là để HS thực hành tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số trong trường hợp + Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. Nội dung: HS thực hiện bài luyện tập để củng cố. Sản phẩm: Lời giải của Luyện tập 1. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV. |
||
Luyện tập 1 (8 phút) GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trong 4 phút, sau đó chọn một HSđại diện lên bảng trình bày; các HS theo dõi, nhận xét và góp ý; GV tổng kết. |
HS thực hiện Luyện tập 1 và ghi bài. Ta có: Vậy đồ thị hàm số f(x) có tiệm cận ngang là y = 2 |
+ Mục đích là củng cố kĩ năng tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. + Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu:Vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng trong bài vào giải quyết tình huống thực tế đặt ra ở đầu bài học. Nội dung: HS thực hiện Vận dụng 1. Sản phẩm: Lời giải của Vận dụng 1. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động nhóm, dưới sự hướng dẫn của GV. |
||
Vận dụng 1 (5 phút) GV cho HS hoạt động theo bàn trong 3 phút, sau đó gọi một HSlên bảng; các HS khác theo dõi, nhận xét và góp ý; GV tổng kết. |
HS thực hiện Vận dụng 1 và ghi bài. Ta có: Đồ thị của hàm khối lượng m(t) “tiệm cận” đến đường thẳng y = 0 tức là khối lượng của chất phóng xạ giảm dần về 0 khi thời gian tăng lên vô cùng. |
+ Mục đích của Vận dụng 1 là để HS giải quyết tình huống thực tế đặt ra ở đầu bài học. + Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. |
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ GV tổng kết lại nội dung bài học và dặn dò công việc ở nhà cho HS (5 phút) - GV tổng kết lại các kiến thức trọng tâm của bài học. - Nhắc HS ôntập các nội dung đã học: Khái niệm đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. - Giao choHS làm bài tập sau để củng cố cách tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: