X

Giáo án Toán 12

Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện


Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện

Xem thử

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Toán 12 bản word có lời giải chi tiết:

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết khái niệm về thể tích khối đa diện.

- Biết công thức tính thể tích các khối lăng trụ và khối chóp.

- Tính được thể tích khối lăng trụ và khối chóp.

- Vận dụng việc tính thể tích để giải quyết một số bài toán thực tế.

2. Năng lực

- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mang internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện tư duy logic, thái độ chủ động, tích cực trong học tập.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn.

- Tư duy vấn đề có lôgic và hệ thống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu

- Bảng phụ

- Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, sự cần thiết phải tìm hiểu về các vấn đề đã nêu ra từ đó gây được hứng thú với việc học bài mới.

b) Nội dung:Hãy quan sát các hình sau và trả lời các câu hỏi.

Câu 1: Khối Rubik (H1) có các ô vuông tô màu kích thước 1cm. Hỏi thể tích của khối Rubik bằng bao nhiêu?

Câu 2: Cần bao nhiêu khối đất, đá để đắp được khối kim tự tháp là hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy là 230m , chiều cao là 147m ( H2).

Câu 3: Có thể xếp hết hay không các vali ở hình 3 vào khoang hành lý ôtô ở hình 4?

Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện | Giáo án Hình 12

Như vậy, thể tích của một khối đa diện được tính như thế nào?

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

Học sinh quan sát hình vẽ, đọc các câu hỏi nhưng chưa trả lời được các câu hỏi.

d) Tổ chứcthực hiện:

*) Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu các hình vẽ và nêu câu hỏi

*) Thực hiện: HS suy nghĩ độc lập

*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:

- Từ phần trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: HÌnh thành kiến thức mới

I. Nội dung 1: Khái niệm về thể tích khối đa diện (SGK)

a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm về thể tích khối đa diện, nhắc lại công thức tính thể tích khối lập phương, khối hộp chữ nhật

b) Nội dung:

Câu hỏi 1. Nêu khái niệm thể tích khối đa diện

Câu hỏi 2: Mỗi khối đa diện (H) có một thể tích là là một số âm hay dương, số đó có duy nhất?

Câu hỏi 3: Hai khối đa diện bằng nhau thể tích có bằng nhau không?

Câu hỏi 4: Nêu công thức tính thể tích khối lập phương?

Câu hỏi 5: Nêu công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật?

Ví dụ 1: Cho khối lập phương có cạnh bằng 1cm (có thể tích 1cm3). Các khối đa diện được ghép từ các khối lập phương có cạnh bằng 1cm (hình vẽ).

Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện | Giáo án Hình 12

i) So sánh thể tích hai khối lập phương (hình vẽ).

Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện | Giáo án Hình 12Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện | Giáo án Hình 12

So sánh thể tích hai khối lăng trụ đối xứng nhau qua một mặt phẳng (hình vẽ).

Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện | Giáo án Hình 12

ii) Tính thể tích V của khối đa diện (hình vẽ).

Giáo án Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện | Giáo án Hình 12

c) Sản phẩm:

Nội dung bài học

1. Khái niệm về thể tích khối đa diện.

Th tích của một khối đa diện hiểu theo nghĩa thông thường là số đo độ lớn phn không gian mà nó chiếm chỗ (Bao gồm phần không gian bên trong và hình đa diện).

Định nghĩa:

Mỗi khối đa diện (H) có một thể tích là một số duy nhất V(H) thoả mãn các tính chất sau:

i) V(H) là một số dương;

ii) Nếu (H) là khối lập phương có cạnh bằng 1 thì V(H) = 1.

iii) Nếu hai khối đa diện (H)(H) bằng nhau thì V(H) = V(H’)

iv) Nếu khối đa diện (H) được phân chia thành hai khối đa diện (H1)(H2) thì:

V(H) = V(H1 )+ V(H2).

Chú ý:

  • Số dương V(H) nói trên cũng được gọi là thế tích của hình đa diện giới hạn khối da diện (H).
  • Khối lập phương có cạnh bằng1 được gọi là khối lập phương đơn vị.
  • Thể tích của khối hộp chữ nhật bằng tích ba kích thước.

Ví dụ 1:

i) Hai khối lập phương có cạnh bằng 3 (bằng nhau) nên thể tích bằng nhau.

Hai khối lăng trụ bằng nhau thì có thể tích bằng nhau

ii) Khối đa diện đã cho được chia thành hai khối hình hộp chữ nhật có kích thước lần lượt:

Khối 1: 3x3x1. Khối 1 có thể tích: V1 = 9

Khối 2: 3x3x2, có thể tích: V2 = 18

V =V1+V2

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

GV: Yêu cầu học sinh đọc sách và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5

Hoạt động nhóm ví dụ 1

HS: Nhận

Thực hiện

GV: điều hành, quan sát, hướng dẫn

HS: Cá nhân học sinh đọc sách và sau đó trao đổi cặp đôi các câu hỏi

Sau khi tiếp thu kiến thức mới học sinh hoạt động nhóm làm ví dụ

Báo cáo thảo luận

HS báo cáo, theo dõi, phản biện, nhận xét

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV nx, giải thích, làm rõ vấn đề, chốt kiến thức

Dẫn dắt HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán 12 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 12 mới nhất, hay khác: