Giáo án Toán lớp 3 Bài 12: Bảng nhân 9, bảng chia 9 - Kết nối tri thức
Giáo án Toán lớp 3 Bài 12: Bảng nhân 9, bảng chia 9 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA
BÀI 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHA 9
TIẾT 1: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHIA 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Hoàn thành được bảng nhân 9, bảng chia 9.
- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.
- Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lựcgiải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Bộ đò dùng dạy, học Toán 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: 8 × 3 = ? + Câu 2: 8 × 5 = ? + Câu 3: 8 × 4 = ? + Câu 4: 8 × 7 = ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời: 8 × 3 = 24 + Trả lời: 8 × 5 = 40 + Trả lời: 8 × 4 = 32 + Trả lời: 8 × 7 = 56 - HS lắng nghe. |
2. Khám phá - Mục tiêu: + Giúp học sinh hình thành được bảng nhân 9, bảng chia 9 + Học thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9 (đối với HS học tốt). - Cách tiếp cận: - Cách tiến hành: | |
- Cho HS quan sát tranh và đọc bài toán. - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi đại diện HS chia sẻ cách thực hiện - GV nhận xét - GV hỏi: Hai đội có 18 người vậy mỗi đội có bao nhiêu người? - GV nhận xét - GV ghi lên bảng phép nhân 9 ×2 = 18 - Đây là phép tính đầu tiên trong bảng nhân 9, bảng chia 9, tương tự cách hình thành bảng nhân 5, bảng chia 5, yêu cầu HS thảo luận cách hình thành bảng nhân 9, bảng chia 9. - Yêu cầu HS chia sẻ kết quả thảo luận - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - Nhận xét: Thêm 9 vào kết quả 9 × 2 = 18 ta được kết quả của phép nhân 9 × 3 = 27. - Học sinh đọc bảng nhân 9, bảng chia 9 vừa lập được + Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này. - Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng. - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 9, bảng chia 9. |
- HS quan sát và đọc thầm bài toán. - HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và giải bài toán. - HS trả lời: Một đội múa rồng có 9 người. - HS trả lời: Hỏi 2 đội múa rồng có bao nhiêu người? - Đại diện HS chia sẻ: Một đội có 9 người, vậy hai đội sẽ có 18 người. Ta có phép nhân: 9 × 2 = 18 - HS trả lời: Hai đội có 18 người vậy mỗi đội có 9 người, ta có phép chia: 18 : 2 = 9 - HS đọc - HS thảo luận và viết nhanh bảng nhân 9, bảng chia 9 ra bảng con - Đại diện các nhóm chia sẻ - HS theo dõi - Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần - Tự học thuộc lòng bảng nhân 9, bảng chia 9 - Đọc bảng nhân. - Thi đọc thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9. |
3. Hoạt động - Mục tiêu: + Vân dụng bảng nhân 9, bảng chia 9 để tính nhẩm, giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9 | |
Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân) - GV yêu cầu HS tính nhẩm các phép nhân trong bảng nhân 9. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” - Nhận xét - GV hỏi HS nhận xét về 2 phép nhân 9 × 0 và 0 × 9 - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Hai phép nhân nào dưới đây có cùng kết quả - Tổ chức cho HS chơi trò chơi + GV nêu cách chơi - GV nhận xét - Trong các phép tính ghi ở các quả dưa, phép tính nào có kết quả lớn nhất? - Trong các phép tính ghi ở các rổ, phép tính nào có kết quả bé nhất? |
Bài 1: - HS đọc thầm yêu cầu - HS làm việc cá nhân - HS tham gia chơi 9x1 9x2 9x3 9x10 9x4 9x5 9x6 9x0 9x7 9x8 9x9 0x9 - HS lắng nghe - HS trả lời: Số nào nhân với 0 đều có kết quả bằng 0. Bài 2: - HS đọc thầm yêu cầu - HS lắng nghe - HS tham gia chơi: Mỗi HS cầm phiếu có ghi phép tính khác nhau, khi có hiệu lệnh HS sẽ tìm đến nhau để hai phép tính có cùng kết quả. - HS trả lời: Phép tính 9 × 2 - HS trả lời: Phép tính 20 : 4 |
3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi vận dụng: Dùng một số phép tính nhân trong bảng nhân 9 (9 × 3 = ?; 9 × 7 = ?...) và một số bảng có kết quả (20, 27, 42, 63,...) - Chia lớp thành 2 đội chơi, đội nào ghép được nhiều phép tính với kết quả đúng là đội đó giành chiến thắng. - Nhận xét, tuyên dương - GV dặn dò về nhà học thuộc bài. |
- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi - Các nhóm tham gia chơi - Các nhóm đếm kết quả, bìn chọn đội thắng. |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: