Giáo án Toán lớp 3 Luyện tập chung (trang 95, 96) - Cánh diều


Giáo án Toán lớp 3 Luyện tập chung (trang 95, 96) - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

2. NHÂN, CHIA CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1 000

LUYỆN TẬP CHUNG- TRANG 95, 96

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 97 – 17 + 20 = ...?

+ Câu 2: 6 × 3 : 2 = ...?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 100

+ Trả lời: 9

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức sau (Làm việc cá nhân)

- Y/c HS nêu yêu cầu bài tập

- GV cho HS làm bài.

a) 948 – 429 + 479


b) 750 – 101 × 6

424 : 2 × 3


100 : 2 : 5




c) 998 – (302 + 685)

( 421 – 19) × 2



- GV chữa bài, nhận xét- đánh giá.

- Khuyến khích HS nêu quy tắc tính giá trị biểu thức.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bài.

(300 + 70) + 500


(178 + 214) + 86

300 + (70 + 500)


178 + (214 + 86)




- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

- Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở phần a?


- Các biểu thức này có đặc điểm gì?



- Nêu điểm giống và khác nhau của 2 phép tính cùng cột?



⇒ Trong các biểu thức chỉ chứa dấu cộng, giá trị

của biểu thức như thế nào khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc?


- GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự các biểu thức ở câu a.


- Nêu kết quả của phép tính: 123 + (45 + 300)

- Ta có thể biết kết quả phép tính (123 + 45) + 300 mà không cần thực hiện tính không? Bằng bao nhiêu? Vì sao em biết?



Bài 3. Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bài.

(2 × 6 ) × 4


(8 × 5) × 2

2 × (6 × 4)


8 × (5 × 2)




- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

- Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở phần a?


- Các biểu thức này có đặc điểm gì?



- Nêu điểm giống và khác nhau của 2 phép tính cùng cột?



⇒ Trong các biểu thức chỉ chứa dấu nhân, giá trị

của biểu thức như thế nào khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc?


- GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự các biểu thức ở câu a.


- Nêu kết quả của phép tính: 3 × (4 × 5)

- Ta có thể biết kết quả phép tính (3 × 4 ) × 5 mà không cần thực hiện tính không? Bằng bao nhiêu? Vì sao em biết?





- HS nêu yêu cầu

- HS quan sát bài tập,làm vào nháp. 3 HS làm bảng lớp.

a) 948 – 429 + 479 = 998

424 : 2 × 3 = 636

b) 750 – 101 × 6 = 144

100 : 2 : 5 = 10

c) 998 – (302 + 685) = 11

( 421 – 19) × 2 = 804

+ HS khác nhận xét, bổ sung.



+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm bài vào nháp. 2 HS làm bảng lớp.

(300 + 70) + 500 = 870

300 + (70 + 500) = 870

(178 + 214) + 86 = 478

178 + (214 + 86) = 478


- HS trả lời: Giá trị của các biểu thức trong từng cột đều bằng nhau.

- HS trả lời: Các biểu thức đều chỉ chứa dấu cộng và đều có dấu ngoặc.

- HS trả lời: Các số hạng trong các phép tính ở từng cột giống nhau. Vị trí dấu ngoặc của các phép tính trong cột khác nhau.

- HS trả lời: Trong các biểu thức

chỉ chứa dấu cộng, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

- HS tự nêu ví dụ.

+ Chẳng hạn: 123 + (45 + 300)

(123 + 45) + 300

- HS nêu: 123 + (45 +300) = 468

- HS trả lời: (123 + 45) + 300 = 468.

Vì trong các biểu thức chỉ chứa dấu cộng, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm bài vào nháp. 2 HS làm bảng lớp.

(2 × 6 ) × 4 = 48

2 × (6 × 4) = 48

(8 × 5) × 2 = 80

8 × (5 × 2) = 80


- HS trả lời: Giá trị của các biểu thức trong từng cột đều bằng nhau.

- HS trả lời: Các biểu thức đều chỉ chứa dấu nhân và đều có dấu ngoặc.

- HS trả lời: Các thừa số trong các phép tính ở từng cột giống nhau. Vị trí dấu ngoặc của các phép tính trong cột khác nhau.

- HS trả lời: Trong các biểu thức

chỉ chứa dấu nhân, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

- HS tự nêu ví dụ.

+ Chẳng hạn: 3 × (4 × 5)

(3 × 4 ) × 5

- HS nêu: 3 × (4 × 5)= 60

- HS trả lời: (3 × 4 ) × 5=60.

Vì trong các biểu thức chỉ chứa dấu nhân, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều chuẩn khác: