Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất


Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 8 (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được cách phân tích đa thức thành nhân tử có nghĩa là biến đổi đa thức đó thành tích của đa thức. HS biết PTĐTTNT bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

2. Kỹ năng:

- Biết cách tìm ra các nhân tử chung và đặt nhân tử chung và đặt nhân tử chung đối với các đa thức không quá 3 hạng tử.

3. Thái độ: Học sinh hưởng ứng và rèn luyện khả năng suy luận, linh hoạt và sáng tạo. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.

4. Phát triển năng lực:

- Nhận biết được nhân tử chung.

- Biết cách đưa nhân tử chung ra ngoài làm nhân tử chung.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ + Bài tập in sẵn.

2. Học sinh: Bài tập về nhà: thuộc các hằng đẳng thức đã học.

C. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ: Tính nhanh biểu thức sau và hoàn thành biểu thức tổng quát.

a) 27.63 + 27.37 = 27(63 + 37) = 27. 100 = 2700

b) a.m + b.m = m( a + b) ; a.m - b.m = m( a - b)

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

1. KHỞI ĐỘNG

? Tính nhanh giá trị các biểu thức sau:

HS1: 85. 127 + 15. 127                     

HS2: 52. 143 – 52. 39 – 4. 52               

GV kiểm tra nhận xét – ĐVĐ vào bài mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm. (14 phút)

- Treo bảng phụ nội dung ví dụ 1

- Ta thấy 2x2 = 2x.x

               4x  = 2x.2

Nên 2x2 – 4x = ?

- Vậy ta thấy hai hạng tử của đa thức có chung thừa số gì?

- Nếu đặt 2x ra ngoài làm nhân tử chung thì ta được gì?

- Việc biến đổi 2x2 – 4x thành tích 2x(x-2) được gọi là phân tích 2x2 – 4x  thành nhân tử.

- Vậy phân tích đa thức thành nhân tử là gì?

 

- Treo bảng phụ nội dung ví dụ 2

- Nếu xét về hệ số của các hạng tử trong đa thức thì ƯCLN của chúng là bao nhiêu?

- Nếu xét về biến thì nhân tử chung của các biến là bao nhiêu?

- Vậy nhân tử chung của các hạng tử trong đa thức là bao nhiêu?

- Do đó 15x3 - 5x2 + 10x = ?

- Xét ví dụ:

  Phân tích đa thức thành nhân tử.

- Đọc yêu cầu ví dụ 1

2x2 – 4x = 2x.x - 2x.2

- Hai hạng tử của đa thức có chung thừa số là 2x

= 2x(x-2)

- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.

- Đọc yêu cầu ví dụ 2

ƯCLN(15, 5, 10) = 5

- Nhân tử chung của các biến là x

- Nhân tử chung của các hạng tử trong đa thức là 5x

15x3 - 5x2 + 10x =5x(3x2-x+2)

1/ Ví dụ.

 Ví dụ 1: (SGK)

Giải

 2x2 – 4x=2x.x - 2x.2=2x(x-2)

Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.

Ví dụ 2: (SGK)

Giải

15x3 - 5x2 + 10x =5x(3x2-x+2)

Hoạt động 2: Áp dụng (15 phút)

- Treo bảng phụ nội dung ?1

- Khi phân tích đa thức thành nhân tử trước tiên ta cần xác định được nhân tử chung rồi sau đó đặt nhân tử chung ra ngoài làm thừa.

- Hãy nêu nhân tử chung của từng câu

a) x2 - x

b) 5x2(x - 2y) - 15x(x - 2y).

c) 3(x - y) - 5x(y - x).

- Hướng dẫn câu c) cần nhận xét quan hệ giữa x-y và y-x. do đó cần biến đổi thế nào?

- Gọi học sinh hoàn thành lời giải

- Thông báo chú ý SGK

- Treo bảng phụ nội dung ?2

- Ta đã học khi a.b=0 thì a=? hoặc b=?

- Trước tiên ta phân tích đa thức đề bài cho thành nhân tử rồi vận dụng tính chất trên vào giải.

- Phân tích đa thức 3x2 - 6x thành nhân tử, ta được gì?

3x2 - 6x=0 tức là 3x(x-2) = ?

- Do đó 3x = ? ⇒ x = ?

            x - 2 = ? ⇒ x = ?

- Vậy ta có mấy giá trị của x?

- Đọc yêu cầu ?1

- Nhân tử chung là x

- Nhân tử chung là5x(x-2y)

- Biến đổi y-x= - (x-y)

- Thực hiện

- Đọc lại chú ý từ bảng phụ

- Đọc yêu cầu ?2

- Khi a.b=0 thì a=0 hoặc b=0

Học sinh nhận xét.

3x2 - 6x=3x(x-2)

3x(x-2)=0

3x=0 ⇒x=0

x-2 = 0 ⇒x=2

- Ta có hai giá trị của x

x =0 hoặc x-2 =0  khi x = 2

2/ Áp dụng.

?1

a) x2 - x = x(x - 1)

b) 5x2 (x - 2y) - 15x(x - 2y)

= 5x(x-2y)(x-3)

c) 3(x - y) - 5x(y - x)

=3(x - y) + 5x(x - y)

=(x - y)(3 + 5x)

Chú ý: Nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung ta cần đổi dấu các hạng tử (lưu ý tới tính chất A= - (- A) ).

?2

3x2 - 6x=0  

3x(x - 2) =0

3x=0 ⇒x=0

hoặc x-2 = 0 ⇒x=2

Vậy x=0 ; x=2

3. LUYỆN TẬP

GV yêu cầu HS bài tập 1/23 – SHD

Phương thức hoạt động: Cá nhân

Nhiệm vụ của HS:

+ Với mỗi phần hãy cho biết các phương pháp phân tích  được áp dụng.

+ Lần lượt lên bảng trình bày lời giải

GV: theo dõi uốn nắn, bổ sung – Lưu ý các trình tự phân tích.

Bài tập 2/24 - SHD

Phương thức hoạt động: Cá nhân

Nhiệm vụ của HS:

+ Thảo luận cách làm.

+ Trình bày lời giải.

+ Đai diện lên trình bày.

GV hỗ trợ HS nêu cách giải:

? Tìm x làm như thế nào?

? Viết các đa thức đó thành tích bằng phương pháp nào?

GV chốt cách tìm x.

Bài tập 3 /24 - SHD

Phương thức hoạt động: Nhóm hai bàn

Nhiệm vụ cho HS:

+ Thảo luận cách tính nhanh.

+ Trình bày lời giải.

+ Đai diện lên trình bày.

GV hỗ trợ HS nêu cách giải:

? Nêu cách tính nhanh?

? Nêu cách kiến thức vận dụng vào giải bài tập?

GV chốt cách tính nhanh và các kiến thức vận dụng.

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Lắng nghe và vận dụng.

Bài tập 1/23 - SHD: Phân tích đa thức thành nhân tử

Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất

h) (x  + y)3 – (x  – y)3 

= (x +y –x + y)[(x +y)2 +(x + y) (x – y)+(x– y)2]

= 2y(3x2 + y2)  

Bài tập 2/24 - SHD: Tìm x, biết:

Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất

Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất

Bài tập 3/24 – SHD:  Tính nhanh:

a) 17.91,5 + 170.0,85 = 17.91,5 + 17.10.0,85

                                   = 17.91,5 + 17. 8,5

                                   = 17.(91,5 + 8,5)

                                   = 17.100 = 1700

b) 20162 – 162 = (2016 – 16 )(2016 + 16)

                       = 2000.2032 = 4064000

c) x(x – 1) – y (1 – x) = x(x – 1) + y (x – 1)

                                   =  (x – 1) (x + y)     (*)

Thay x = 2001 và y = 2999 vào biểu thức (*) ta được :  (2001 – 1) (2001 + 2999)

           = 2000. 5000 = 10000   

4. VẬN DỤNG

GV giao học sinh về nhà thực hiện :

* Học lý thuyết

? Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử

? Có mấy phương phấp phân tích đa thức thành nhân tử

? Nêu cách tìm nhân tử chung của các đa thức có hệ số nguyên

? Khi phân tích đa thức thành nhân tử bằng PP dùng hđt cần lưu ý điều gì.

* Làm bài tập phần vận dụng và tìm tòi mở rộng

GV gợi ý:

Bài 1: Áp dụng hđt để biến đổi biểu thức đã cho không còn chứa x

Bài 3:

- Biến đổi phân tích một vế của đẳng thành tích của hai thừa số, vế còn lại là một số nguyên n.

- Phân tích số nguyên n thành tích hai thừa số bằng tất cả các cách, từ đó tìm ra các số nguyên x, y.

ta có x + 3y = xy + 3 ⇔ (x – 3)(1 -  y) = 0 ⇔ x =3 thì y bất kỳ hoặc y = 1 thì x bất kỳ.

* Đọc trước bài phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

5. MỞ RỘNG

Phân tích 2 đa thức thành nhân tử:

a) 3x – 6y (nhiều khi nhân tử chung chỉ là hệ số)

b) Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất (nhiều khi nhân tử chung chỉ có ở biến)

Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất

Làm bài tập phần mở rộng

Giáo án Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: