Giáo án Đạo đức lớp 1 năm 2023 (cả ba sách) | Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới, chuẩn nhất bám sát mẫu giáo án Đạo đức của Bộ GD&ĐT.Hi vọng giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Đạo đức lớp 1 theo chương trình mới.

Giáo án Đạo đức lớp 1 năm 2023 (cả ba sách)

Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

BÀI 1: EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay

+ Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay

+ Tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.

II. CHUẨN BỊ

GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

  • Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Tay thơm tay ngoan” sáng tác Bùi Đình Thảo
  • Máy tính, bài giảng PP

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.    Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”

GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:

Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?

Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?

HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.

2. Khám phá

Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

- GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?

+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?

- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

Kết luận:

- Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn.

- Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu…

 Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em rửa tay theo các bước như thế nào?

-GV gợi ý:

1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước

2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay

3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay

4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay

5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước

6/ Làm khô tay bằng khăn sạch.

Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.

3.    Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay.

- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay

+ Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ

+ Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ

-  Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay:

+ Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo

+ Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi

Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4.

Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:

+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?

- Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3

Kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3.

Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn

-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay

-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân

Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày

-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ

 Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh.

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 -HS lắng nghe

 - Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

 - HS quan sát

 - HS chọn

 -HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS trả lời

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

................................

................................

................................


Giáo án Đạo đức lớp 1 Chân trời sáng tạo

MÁI ẤM GIA ĐÌNH (Tiết 1)

A. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình.

- Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình; đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương, không đồng tình với thái độ hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.

B. Chuẩn bị:

- Các hình trong SGK.

- VBT Đạo đức 1.

- Video/nhạc bài hát Ba ngọn nến lung linh.

C. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:

 

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và kết nối học sinh và nội dung bài học.

 

* Cách tiến hành:

 

- GV tổ chức cho học sinh nghe nhạc bài: “Ba ngọn nến lung linh”.

- HS nghe nhạc.

+ Bài hát trên nhắc tới ai trong gia đình?

+ Bài hát nhắc tới: ba, mẹ, con.

+ Gia đình em có những ai?

+ HS kể tên thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…)

_ Các em đã vừa cùng nhau hát vang bài hát Ba ngọn nến lung linh. Để hiểu hơn về ý nghĩa của tình yêu gia đình, chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Mái ấm gia đình (Tiết 1)

- HS nghe.

- GV ghi tựa bài.

- HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động khám phá:

 

* Mục tiêu: Nói được nội dung tranh.

 

* Cách tiến hành:

 

- Yêu cầu HS quan sát hình trang 6/sgk

- HS quan sát hình.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu việc làm của bố, mẹ trong hình thể hiện điều gì?

- HS chia nhóm đôi (hai bạn một nhóm) thảo luận.

- Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên trình bày.

- Một số cặp đôi lên trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS nghe.

3. Hoạt động thảo luận:

 

* Mục tiêu: Giúp HS hiểu tranh và trả lời được câu hỏi trong tranh.

 

* Cách tiến hành:

 

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:

+ Tình yêu thương gia đình được thể hiện qua những việc làm nào?

- HS chia nhóm 4 (4 bạn một nhóm) thảo luận.

- Gọi ngẫu nhiên một số HS trình bày.

- Một số HS trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS nghe.

- Kết luận: Tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể hiện mọi lúc mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc, không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu cũng phải yêu thương ông bà, cha mẹ.

- HS nghe.

................................

................................

................................


Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều

CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

BÀI 1.  EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.

- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

- HS hát tập thể bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.  Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.

- Thảo luận lớp:    

+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?

+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?

- GV giới thiệu bài mới.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường

Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?

- Một số HS nêu ý kiến cá nhân.

- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?

- HS nêu ý kiến.

- GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.

Hoạt động 2: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

- HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.

- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4,

- GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.

Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.

Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.

Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.

Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.

Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.

Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.

Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.

Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:

+ Bạn nào thực hiện đúng nội quy?

+ Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?

+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?

- HS làm việc theo nhóm đôi - GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.

- GV kết luận:

+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.

+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy.

+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

- HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với nội quy.

- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS xem tranh ở trang 5, SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong tranh.

- Một số HS nêu tình huống.

- GV giới thiệu rõ nội dung hai tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tinh huống.

- HS làm việc theo cặp.

- Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì sao các em lại chọn cách ứng xử đó.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận:

+ Tình huống - 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học.

+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em nên bỏ giấy gói bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung.

Hoạt động 2: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân sau một tuần đi học.

Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu tự liên hệ:

................................

................................

................................

Xem thêm giáo án lớp 1 các môn học hay khác: