Giáo án Sinh 11 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Sinh học 11
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Giáo án Sinh 11 Cánh diều đầy đủ, chuẩn nhất theo Bộ GD giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án môn Sinh học 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Giáo án Sinh 11 Cánh diều (năm 2023 mới nhất)
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng; mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cấp cơ thể, các dấu hiệu đặc trưng và vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu học tập số 1 |
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng ánh sáng được các sinh vật quang tự dưỡng hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
1. Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng là gì? Cho ví dụ.
2. Cho biết vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần thiết bị dạy học và học liệu).
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
1. Sinh vật tự dưỡng là là các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Ví dụ: thực vật, tảo, vi khuẩn lam,..
- Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sắn. Ví dụ: Trâu, bò, hổ, mèo, thỏ,…
2. Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới: Các sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ (đặc trưng là C6H12O6) từ các chất vô cơ. Các hợp chất hữu cơ được chính các sinh vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật khác.
→ Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật trong sinh giới.
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1 |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau: 1. Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng là gì? Cho ví dụ. 2. Cho biết vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung khái quát về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới. - GV giải quyết câu hỏi mở đầu. |
I. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới - Sinh vật tự dưỡng là là các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Ví dụ: thực vật, tảo, vi khuẩn lam,.. - Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn. Ví dụ: Trâu, bò, hổ, mèo, thỏ,… - Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật trong sinh giới. - Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm ba giai đoạn: Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể
a) Mục tiêu:
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cơ thể.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ, sử dụng kĩ thuật “Lược đồ tư duy” yêu cầu HS khái quát các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
c) Sản phẩm:
- Phần trình bày của các nhóm về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cơ thể.
- Sơ đồ tư duy của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cơ thể. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ, sử dụng kĩ thuật “Lược đồ tư duy” yêu cầu HS khái quát các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm. - Thảo luận, báo cáo lược đồ tư duy. - Các nhóm nhận xét chéo theo nguyên tắc: 3 khen, 2 góp ý và 1 câu hỏi thắc mắc. Bước 4: Kết luận, nhận định: - Qua hoạt động, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể. - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết. |
II. Quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể - Ở sinh vật đơn bào, quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng chỉ diễn ra ở cấp độ tế bào. - Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở cả cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào thông qua ba giai đoạn: (1) giữa môi trường ngoài và cơ thể, (2) giữa môi trường trong cơ thể và tế bào, (3) trong từng tế bào. - Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật bao gồm: Thu nhận các chất từ môi trường, vận chuyển các chất, biến đổi các chất, tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng, phân giải các chất và giải phóng năng lượng, đào thải các chất ra môi trường, điều hòa. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
a) Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
b) Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, tổ chức cho HS đọc thông tin mục SGK và hoạt động nhóm để tìm hiểu về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành từng nhóm nhỏ 4 – 6 HS, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4/A3. Thảo luận để trả lời câu hỏi: Cho biết vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. Nêu ví dụ minh họa. + Mỗi HS viết ý kiến của mình vào góc tờ giấy, sau đó cả nhóm tổng hợp ý kiến chung vào trung tâm tờ giấy. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện HS các nhóm báo cáo sản phẩm học tập. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. |
III. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật - Quá trình trao đổi chất đã cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho sinh vật. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và năng lượng từ môi trường ngoài; biến đổi các sản phẩm hấp thụ thành các chất tham gia kiến tạo cơ thể, đồng thời chuyển hóa chúng thành nguồn năng lượng thực hiện các hoạt động sống của cơ thể; thải các chất không cần thiết cho cơ thể ra ngoài môi trường. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Sinh vật nào dưới đây không thuộc nhóm quang tự dưỡng?
A. Thực vật.
B. Tảo.
C. Vi khuẩn oxi hóa hydrogen,
D. Vi khuẩn lam.
2. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm các giai đoạn là
A. phân giải, bài tiết và tích lũy năng lượng.
B. tổng hợp, huy động năng lượng và tích lũy năng lượng.
C. tổng hợp, phân giải và bài tiết.
D. tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
3. Đâu không phải là đặc điểm của sinh vật tự dưỡng?
A. Sử dụng năng lượng hóa học trong tổng hợp chất hữu cơ.
B. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
C. Đóng vai trò là sinh vật sản xuất.
D. Cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật trong sinh giới.
4. Ở sinh vật đơn bào, quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng chỉ diễn ra
A. ở cấp độ tế bào.
B. ở cấp độ cơ quan.
C. giữa môi trường trong cơ thể và tế bào.
D. giữa tế bào với môi trường bên ngoài.
5. Phát biểu nào sai khi nói về các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?
A. Các chất dinh dưỡng và năng lượng từ môi trường được thu nhận nhờ các cơ quan chuyên biệt.
B. Thực vật vận chuyển các chất đã được thu nhận qua hệ tuần hoàn.
C. Đào thải các chất ra môi trường là một trong các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
D. Quá trình trao đổi chất được điều hòa thông qua hormone hoặc hệ thần kinh (động vật).
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
1. C |
2. D |
3. A |
4. A |
5. B |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. HS nào nhanh tay và trả lời đúng sẽ được tuyên dương hoặc nhận quà. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời HS xung phong trả lời. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
1. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Làm thế nào để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi?
2. Cho biết ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
Bài 2: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật.
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.
- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây. Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây.
- Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình thoát hơi nước. Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây.
- Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây; dinh dưỡng nitrogen ở thực vật.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
- Video về cơ chế đóng mở khí khổng.
Phiếu học tập số 1 1. Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan là …., qua các ………….. - Sự hấp thụ nước vào rễ cây nhờ cơ chế …… (thụ động): Nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường ………….) vào tế bào ………… (môi trường ưu trương). - Sự hấp thụ khoáng vào rễ cây theo ….. cơ chế là: …………………. - Nước và các ion khoáng từ đất xâm nhập vào tế bào lông hút rồi di chuyển qua các lớp tế bào vỏ rễ để tới mạch gỗ theo con đường……………………. 2. Đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây:
|
Phiếu học tập số 2 1. Thực vật có thể hấp thụ nitrogen chủ yếu ở hai dạng là: .................................. Hai dạng này có thể hình thành từ các quá trình: ......................................................................................................................... 2. Nitrate và ammonium được biến đổi trong cây như thế nào? - Quá trình khử nitrate (NO3-) trong cây: ................................................................ - Quá trình đồng hóa ammonium (NH4+) trong cây: ......................................................................................................................... |
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Quan sát hình 2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Nước và chất khoáng có vai trò gì đối với thực vật? Chúng được thực vật hấp thụ và sử dụng như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: - Vai trò của nước đối với thực vật: Tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào và chi phối các quá trình sinh lí diễn ra trong cây. - Vai trò của chất khoáng đối với thực vật: Cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí. - Nước và chất khoáng được thực vật trên cạn hấp thu chủ yếu qua rễ nhờ các lông hút. Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan. Chúng được sử dụng để đồng hóa thành các chất sống của cơ thể thực vật. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật
a) Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật.
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.
b) Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp, yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật:
1. Nước có vai trò gì đối với đời sống của thực vật?
2. Dinh dưỡng ở thực vật là gì? Nêu vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật.
3. Cây bị thiếu khoáng có biểu hiện như thế nào.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
1. Vai trò của nước đối với thực vật
- Thành phần cấu tạo của tế bào thực vật, môi trường liên kết tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật, dung môi của các ion khoáng và các hợp chất hòa tan trong nước, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Thành phần tham gia trực tiếp các quá trình hóa sinh của cơ thể, điều hòa nhiệt độ, chất đệm bảo vệ cơ thể khỏi tác động cơ học, phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật.
2. Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò cấu trúc và vai trò điều tiết. Ví dụ…
3. Khi thiếu dinh dưỡng khoáng, sự sinh trưởng, phát triển của thực vật bị suy giảm, thực vật có những triệu chứng thường thấy như vàng lá hoặc thay đổi màu sắc, suy giảm kích thước lá, thân, rễ,…
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau: 1. Nước có vai trò gì đối với đời sống của thực vật? 2. Dinh dưỡng ở thực vật là gì? Nêu vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật. 3. Cây bị thiếu khoáng có biểu hiện như thế nào. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung khái quát về vai trò của nước và chất khoáng. |
I. Vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật 1. Vai trò của nước - Thành phần cấu tạo của tế bào thực vật, môi trường liên kết tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật, dung môi của các ion khoáng và các hợp chất hòa tan trong nước, môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Thành phần tham gia trực tiếp các quá trình hóa sinh của cơ thể, điều hòa nhiệt độ, chất đệm bảo vệ cơ thể khỏi tác động cơ học, phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật. 2. Vai trò sinh lí của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong cây - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò cấu trúc và vai trò điều tiết. - Khi thiếu dinh dưỡng khoáng, sự sinh trưởng, phát triển của thực vật bị suy giảm, thực vật có những triệu chứng thường thấy như vàng lá hoặc thay đổi màu sắc, suy giảm kích thước lá, thân, rễ,… |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây
a) Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây. Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây.
b) Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK để tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
- Vòng 1: Nhóm chuyên gia GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập.
- Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép. Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia. Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia. Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm:
- Phần trình bày của các nhóm.
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1 1. Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan là rễ, qua các tế bào lông hút. - Sự hấp thụ nước vào rễ cây nhờ cơ chế thẩm thấu (thụ động): Nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường ưu trương). - Sự hấp thụ khoáng vào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động. - Nước và các ion khoáng từ đất xâm nhập vào tế bào lông hút rồi di chuyển qua các lớp tế bào vỏ rễ để tới mạch gỗ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất. 2. Đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây:
|
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ: - Vòng 1: + Nhóm 1: Tìm hiểu về sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật. + Nhóm 2: Tìm hiểu về sự vận chuyển các chất trong cây. Các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt, như là chuyên gia. - Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép, 1/2 thành viên của mỗi nhóm sẽ tập hợp lại thành một nhóm mới, tạo thành 2 nhóm mới. Thành viên các nhóm chuyên gia cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ các vòng theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm. - Thảo luận, báo cáo phiếu học tập số 1. - Các nhóm nhận xét chéo theo nguyên tắc: 3 khen, 2 góp ý và 1 câu hỏi thắc mắc. Bước 4: Kết luận, nhận định: - Qua hoạt động, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây. - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết. |
II. Sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây 1. Sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật a) Cơ quan hấp thụ nước và khoáng ở thực vật - Thực vật sống trên cạn chủ yếu hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút. b) Cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây - Sự hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu. - Sự hấp thụ khoáng theo hai cơ chế: thụ động và chủ động. c) Con đường di chuyển của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ - Nước và các ion khoáng từ đất xâm nhập vào tế bào lông hút rồi di chuyển qua các lớp tế bào vỏ rễ để đi tới mạch rỗ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất. 2. Sự vận chuyển các chất trong cây a) Vận chuyển trong mạch gỗ - Nước, các chất hòa tan và một số chất hữu cơ từ rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ. b) Vận chuyển trong mạch rây - Các sản phẩm quang hợp, một số hợp chất được vận chuyển trong mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan dự trữ. Sự vận chuyển này có thể diễn ra theo hai chiều, cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về sự thoát hơi nước ở thực vật
a) Mục tiêu:
- Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình thoát hơi nước. Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây.
b) Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp, tổ chức cho HS đọc thông tin SGK và hoạt động cặp đôi để tìm hiểu về thoát hơi nước ở lá cây và vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật.
- GV cho HS xem video cơ chế đóng mở khí khổng, yêu cầu HS quan sát video và hình 2.6 SGK để tìm hiểu về cơ chế đóng mở khí khổng.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
1. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra chủ yếu ở lá qua hai con đường: qua lớp cutin và qua khí khổng.
2. Cơ chế đóng mở của khí khổng: Động lực làm biến đổi độ mở của lỗ khí là sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí khổng. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu (như K+, malate, sucrose) sẽ trương nước, thành mỏng phía ngoài bị căng mạnh và đẩy xa ra khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở. Ngược lại, sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế bào khí khổng làm giảm sự hút nước, lỗ khí đóng lại.
3. Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật: Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên; duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất; đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp; giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III.1 và trả lời câu hỏi: 1. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào? - GV chiếu video, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III.3 và trả lời câu hỏi: + Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm cặp đôi, thảo luận để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS các nhóm báo cáo câu trả lời. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về sự thoát hơi nước ở thực vật. |
III. Sự thoát hơi nước ở thực vật 1. Thoát hơi nước ở lá cây a) Thoát hơi nước qua lớp cutin - Nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài. Tốc độ thoát hơi nước qua lớp cutin phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin. b) Thoát hơi nước qua khí khổng - Khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu ở thực vật. Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng do độ mở của khí khổng điều tiết. 2. Cơ chế đóng mở khí khổng - Động lực làm biến đổi độ mở của lỗ khí là sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí khổng. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu (như K+, malate, sucrose) sẽ trương nước, thành mỏng phía ngoài bị căng mạnh và đẩy xa ra khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở. Ngược lại, sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế bào khí khổng làm giảm sự hút nước, lỗ khí đóng lại. 3. Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật - Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên; duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất; đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp; giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường. |
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về dinh dưỡng nitrogen ở thực vật
a) Mục tiêu:
- Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục SGK, quan sát sơ đồ hình 2.7 và hoạt động nhóm để tìm hiểu về dinh dưỡng nitrogen ở thực vật.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 (Phiếu học tập ở phần thiết bị dạy học và học liệu).
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2 1. Thực vật có thể hấp thụ nitrogen chủ yếu ở hai dạng là: NH4+ và NO3-. Hai dạng này có thể hình thành từ các quá trình: hóa lí (sự phóng tia lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N2 thành NO3-); cố định nitrogen tự do thành NH4+ nhờ một số vi sinh vật sống tự do hay cộng sinh với thực vật; vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ; con người bổ sung phân bón chứa nitrogen cho cây trồng. 2. Nitrate và ammonium được biến đổi trong cây như thế nào? - Quá trình khử nitrate (NO3-) trong cây: NO3- sau khi được hấp thụ cần được chuyển hóa thành NH4+ trong các cơ quan thực vật. Quá trình khử nitrate diễn ra trong rễ cây và cành cây qua hai giai đoạn: - Quá trình đồng hóa ammonium (NH4+) trong cây: NH4+ sau khi được hấp thụ hoặc hình thành từ quá trình khử nitrate sẽ nhanh chóng kết hợp với các keto acid sinh ra các amino acid sơ cấp. + NH4+ có thể kết hợp với glutamic acid, aspartic tạo thành các amide là glutamine và asparagine. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện HS các nhóm báo cáo sản phẩm học tập. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về dinh dưỡng nitrogen ở thực vật. |
III. Dinh dưỡng nitrogen ở thực vật 1. Nguồn cung cấp nitrogen - Thực vật có thể hấp thụ nitrogen chủ yếu ở hai dạng là: NH4+ và NO3-. Hai dạng này có thể hình thành từ các quá trình: hóa lí (sự phóng tia lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N2 thành NO3-); cố định nitrogen tự do thành NH4+ nhờ một số vi sinh vật sống tự do hay cộng sinh với thực vật; vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ; con người bổ sung phân bón chứa nitrogen cho cây trồng. 2. Quá trình biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật a) Quá trình khử nitrate (NO3-) trong cây - Quá trình khử nitrate (NO3-) trong cây: NO3- sau khi được hấp thụ cần được chuyển hóa thành NH4+ trong các cơ quan thực vật. Quá trình khử nitrate diễn ra trong rễ cây và cành cây qua hai giai đoạn: b) Quá trình đồng hóa ammonium (NH4+) trong cây - Quá trình đồng hóa ammonium (NH4+) trong cây: NH4+ sau khi được hấp thụ hoặc hình thành từ quá trình khử nitrate sẽ nhanh chóng kết hợp với các keto acid sinh ra các amino acid sơ cấp. + NH4+ có thể kết hợp với glutamic acid, aspartic tạo thành các amide là glutamine và asparagine. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về trao đổi nước và khoáng ở thực vật, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV dung phương pháp hỏi đáp, kĩ thuật tia chớp yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập (10 câu hỏi) theo kiểu “Hỏi nhanh – Đáp lẹ” trong vòng 3 phút.
- GV có thể linh hoạt tổ chức trả lời các câu hỏi dưới dạng trò chơi.
PHIẾU CÂU HỎI
Câu 1. Cây bị thiếu dinh dưỡng khoáng có biểu hiện gì?
Câu 2. Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?
Câu 3. Sự hấp thụ nước vào rễ cây nhờ cơ chế nào?
Câu 4. Kể tên các động lực vận chuyển trong mạch gỗ?
Câu 5. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo mấy chiều?
Câu 6. Điều tiết tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng bằng cách nào?
Câu 7. Động lực làm biến đổi độ mở của lỗ khí là gì?
Câu 8. Thực vật có thể hấp thụ nitrogen dưới dạng nào?
Câu 9. Hai loại enzyme tham gia vào quá trình khử nitrate tên là gì?
Câu 10. Sự hình thành amide trong cơ thể thực vật có ý nghĩa gì?
c. Sản phẩm học tập:
Đáp án phiếu câu hỏi
Câu 1. Vàng lá hoặc thay đổi màu sắc lá; suy giảm kích thước lá, thân, rễ,…
Câu 2. Rễ.
Câu 3. Thẩm thấu.
Câu 4. Áp suất rễ (lực đẩy), thoát hơi nước ở lá (lực kéo), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ (lực trung gian).
Câu 5. Theo hai chiều.
Câu 6. Do độ mở của khí khổng điều tiết.
Câu 7. Là sự biến đổi sức trương trong các tế bào khí khổng.
Câu 8. NH4+ và NO3-.
Câu 9. Nitrate reductase và nitrite reductase.
Câu 10. Giải độc cho tế bào và dự trữ NH4+.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu bài tập cho cả lớp, yêu cầu hoàn thành trong 3 phút. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS vận dụng kiến thức vừa học, trả lời nhanh 10 câu hỏi (ghi trên phiếu). - Gv theo dõi, hướng dẫn khi học sinh cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV thu lại phiếu bài tập đã làm của cả lớp, phát chéo nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa đáp án, HS chấm bài, sửa lại câu sai. |
Đáp án phiếu câu hỏi Câu 1. Vàng lá hoặc thay đổi màu sắc lá; suy giảm kích thước lá, thân, rễ,… Câu 2. Rễ. Câu 3. Thẩm thấu. Câu 4. Áp suất rễ (lực đẩy), thoát hơi nước ở lá (lực kéo), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ (lực trung gian). Câu 5. Theo hai chiều. Câu 6. Do độ mở của khí khổng điều tiết. Câu 7. Là sự biến đổi sức trương trong các tế bào khí khổng. Câu 8. NH4+ và NO3-. Câu 9. Nitrate reductase và nitrite reductase. Câu 10. Giải độc cho tế bào và dự trữ NH4+. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
1. Molybdenum tham gia cấu tạo enzyme nitrogenase. Giải thích cơ sở sinh học của việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ Đậu.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3. Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
Bài 3: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí; các phản ứng chống chịu hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu.
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước. Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây. Ứng dụng kiến thức này vào thực tiễn.
- Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
- Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng ở lá. Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây, trồng cây thủy canh, khí canh.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật; ứng dụng trong thực tiễn và khi thực hành các thí nghiệm.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác, tuân thủ quy tắc an toàn phòng thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu học tập số 1 1. Cân bằng nước là ................................................................................... - Cây có biểu hiện héo vì …………………………………………………….. - Để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cao cần .............................................................................................................. 2. Nêu vai trò của phân bón đối với cây trồng .............................................................................................................. |
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của những nhân tố nào?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là: nhiệt độ, ánh sáng, nước trong đất, độ thoáng khí của đất, hệ vi sinh vật vùng rễ. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật
a) Mục tiêu:
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước. Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây.
b) Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề và dạy học theo trạm để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
- GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 5 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 5 trạm học tập.
- HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
* Gợi ý:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và trao đổi chất của rễ nên ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng ở rễ cây.
- Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật thông qua ảnh hưởng đến quang hợp và trao đổi nước của cây.
- Nước trong đất: Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút các ion khoáng của rễ.
- Độ thoáng khí của đất: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ cây, giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
- Hệ vi sinh vật vùng rễ: Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ cũng như có ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 5 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 5 trạm học tập. + Trạm 1: Tìm hiểu về nhân tố nhiệt độ. + Trạm 2: Tìm hiểu về nhân tố ánh sáng. + Trạm 3: Tìm hiểu về nhân tố nước. + Trạm 4: Tìm hiểu về nhân tố độ thoáng khí của đất. + Trạm 5: Tìm hiểu về nhân tố hệ vi sinh vật vùng rễ. - HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học). - GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. - GV quan sát và hỗ trợ hướng dẫn HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật - Nhiệt độ: Nhiệt độ của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và trao đổi chất của rễ nên ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng ở rễ cây. - Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật thông qua ảnh hưởng đến quang hợp và trao đổi nước của cây. - Nước trong đất: Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút các ion khoáng của rễ. - Độ thoáng khí của đất: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ cây, giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ. - Hệ vi sinh vật vùng rễ: Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ cũng như có ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng.
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ứng dụng trong thực tiễn
a) Mục tiêu:
- Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí; các phản ứng chống chịu hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu.
- Ứng dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố vào thực tiễn.
- Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm hiểu về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng; vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1 1. Cân bằng nước là tương quan giữa lượng nước do rễ cây hút vào và lượng hơi nước thoát ra. - Cây có biểu hiện héo vì lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra. - Để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cao cần có chế độ tưới nước hợp lí về thời gian tưới, lượng nước cần tưới và phương pháp tưới. 2. Nêu vai trò của phân bón đối với cây trồng - Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng trên những vùng đất không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc đã bị mất đi qua nhiều mùa thu hoạch; bổ sung chất hữu cơ, vi sinh vật làm tăng độ màu mỡ của đất, thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV phát phiếu học tập cho HS. - Sau khi hoàn thành phiếu học tập, GV tổ chức cho HS thảo luận về phản ứng chống chịu hạn và ngập úng ở thực vật. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm. - Các nhóm lắng nghe và nhận xét chéo. Bước 4: Kết luận, nhận định: - Qua hoạt động, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về cân bằng nước, tưới tiêu hợp lí và vai trò của phân bón đối với cây trồng. - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết. |
II. Ứng dụng trong thực tiễn 1. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng - Cân bằng nước là tương quan giữa lượng nước do rễ cây hút vào và lượng hơi nước thoát ra. - Cây có biểu hiện héo vì lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra. - Để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cao cần có chế độ tưới nước hợp lí về thời gian tưới, lượng nước cần tưới và phương pháp tưới. 2. Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng - Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng trên những vùng đất không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc đã bị mất đi qua nhiều mùa thu hoạch; bổ sung chất hữu cơ, vi sinh vật làm tăng độ màu mỡ của đất, thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất. |
Hoạt động 2.3: Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
a) Mục tiêu:
- Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng ở lá. Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây, trồng cây thủy canh, khí canh.
b) Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK để biết chuẩn bị, nội dung cách tiến hành theo các bước đã mô tả trong SGK.
- HS hoạt động cá nhân lắng nghe GV giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm để tiến hành các bước hướng dẫn.
c) Sản phẩm:
- Kết quả thí nghiệm của các nhóm.
- Nhận xét và giải thích của HS về kết quả thí nghiệm.
- Bài báo cáo kết quả thực hành.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 2.3.1: Quan sát cấu tạo của khí khổng ở lá cây |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trước giờ thực hành giáo viên cần làm một số công việc: + Chia lớp thành các nhóm. + Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm bảo quản. *GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm tiêu bản quan sát cấu tạo khí khổng. + Quan sát và nhận biết khí khổng. + Vẽ hình, mô tả hình dạng tế bào khí khổng. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác trên mẫu vật và cách quan sát bằng kính hiển vi. - GV yêu cầu HS chụp hình lại hình ảnh khí khổng đóng và mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm sẵn sàng mẫu tiêu bản ở vị trí quan sát hình cấu tạo khí khổng rõ nhất. - GV kiểm tra bằng cách quan sát tiêu bản trên kính hiển vi các nhóm. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật 1. Quan sát cấu tạo của khí khổng ở lá cây Tiến hành - Dùng kim mũi mác hoặc lưỡi dao lam tách biểu bì lá, đặt lên lam kính, nhỏ một giọt nước cất, đậy lamen. - Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. |
Hoạt động 2.3.2: Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân |
|
- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm như hoạt động trước. - Phát dụng cụ, mẫu vật, hóa chất. * GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm thí nghiệm. + Quan sát và giải thích kết quả thí nghiệm. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác thực hành. GV yêu cầu HS quan sát kết quả thí nghiệm vào ngày hôm sau hoặc khi kết thúc buổi học. Sau đó chuyển sang hoạt động tiếp theo. - GV yêu cầu HS chụp hình lại kết quả quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm gửi ảnh kết quả cho GV và các bạn quan sát. - GV kiểm tra bằng cách quan sát. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật 2. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân Tiến hành - Lấy hai cây cần tây con, nhẹ nhàng rửa sạch bộ rễ dưới vòi nước chảy, đặt mỗi cây vào một ống đong chứa 40 mL nước sạch sao cho bộ rễ ngập trong nước. - Nhỏ 10 – 15 giọt mực đỏ hoặc dung dịch eosin vào ống đong thứ hai. - Nhỏ dầu thực vật sao cho bao phủ kín bề mặt nước trong mỗi ống đong. Dùng bút đánh dấu mực nước trong mỗi ống đong. - Đặt các ống đong chứa cây trên bàn thí nghiệm khoảng 3 giờ. - Quan sát sự thay đổi mực nước trong ống đong và sự thay đổi của cây sau 3 giờ, chụp ảnh. - Lấy cây ra khỏi ống đong, dùng dao lam cắt ngang rễ và thân cây, quan sát. |
Hoạt động 2.3.3: Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây |
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát dụng cụ, mẫu vật, hóa chất. * GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm thí nghiệm. + Quan sát và giải thích kết quả thí nghiệm. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác thực hành. - GV yêu cầu HS chụp hình lại kết quả quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm đặt kết quả của nhóm để GV và các bạn quan sát. - GV kiểm tra bằng cách quan sát. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật 3. Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây Tiến hành - Đặt đối xứng hai mảnh giấy tẩm CoCl2 khô lên mặt trên và mặt dưới của lá cây, đặt hai lam kính ép đè lên giấy tẩm CoCl2 ở cả hai mặt lá, cố định hai lam kính và giấy tẩm CoCl2 ở hai bề mặt lá bằng kẹp hoặc băng dính. - Quan sát sự chuyển màu của hai mảnh giấy tẩm CoCl2 ở hai mặt trên và dưới của lá. |
Hoạt động 2.3.4: Thực hành tưới nước, chăm sóc cây |
|
* GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để về nhà tiến hành làm thí nghiệm. + Quan sát và giải thích kết quả thí nghiệm. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chụp hình lại kết quả quan sát. - GV hỗ trợ cho HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm báo cáo bằng hình ảnh và báo cáo trong phiếu báo cáo thực hành. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật 4. Thực hành tưới nước, chăm sóc cây Tiến hành - Trồng cây đậu xanh hoặc đậu tương vào chậu trồng cây. Đặt chậu đã trồng cây vào khay và để ra ngoài sáng. - Chia các cây thành bốn lô, mỗi lô gồm ba cây, đánh số thứ tự theo từng lô. - Tưới 50 mL nước vào mỗi chậu trồng cây. Từ ngày thứ hai trở đi tưới nước cho các cây ở các lô theo mức sau: + Lô 1: không tưới nước. + Lô 2: tưới 20 mL/ cây, tưới hai ngày một lần. + Lô 3: tưới 40 mL/ cây, tưới hai ngày một lần. + Lô 4: tưới 80 mL/cây, tưới một ngày một lần. |
Hoạt động 2.3.5: Thực hành trồng cây theo phương pháp thủy canh, khí canh |
|
- GV cho HS xem video về quy trình trồng cây theo phương pháp thủy canh và khí canh. *GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ khi xem xong video: + Nêu các dụng cụ, hóa chất được sử dụng để trồng cây thủy canh, khí canh. +Nêu các bước tiến hành trồng cây thủy canh và khí canh. - HS về nhà thực hiện 1 trong hai phương pháp tại nhà (Có thể trồng thủy canh bằng các dụng cụ đơn giản). - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video và thực hiện trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS chụp hình lại sản phẩm đã thực hiện tại nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - GV kiểm tra kết quả thực hành tại nhà bằng cách kiểm tra hình ảnh trồng tại nhà của HS. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật 5. Thực hành trồng cây theo phương pháp thủy canh, khí canh Tiến hành - Trồng cây xà lách hoặc cải xoăn vào rọ trồng cây, cố định cây trong rọ bằng xơ dừa. - Đặt rọ đã trồng cây vào bình trồng cây. - Bổ sung dung dịch Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây sao cho ngập hết bộ rễ (thủy canh) hoặc đến mức dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ cây (khí canh). - Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong ba tuần bằng cách đo chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, đếm số lá/ cây sau mỗi ba ngày. - Bổ sung dung dịch Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng đến mức ban đầu sau mỗi 3 ngày. - Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây (theo từng chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, số lá/ cây). |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Nhiệt độ tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm
A. giảm tốc độ thoát hơi nước.
B. tăng tốc độ thoát hơi nước.
C. quá trình thoát hơi nước bị ngừng trệ.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển dừng lại.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật bao gồm
A. nhiệt độ, ánh sáng và độ pH.
B. nhiệt độ, ánh sáng, nước và độ pH.
C. nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ carbon dioxide, độ pH và hệ vi sinh vật vùng rễ.
D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, độ thoáng khí của đất và hệ vi sinh vật vùng rễ.
3. Hệ vi sinh vật vùng rễ có vai trò gì đối với sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?
A. Chúng làm tăng nhiệt độ vùng rễ, thuận lợi cho quá trình hấp thụ nước và khoáng.
B. Chúng tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ, ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng.
C. Chúng làm mềm rễ, giúp rễ hấp thụ nước và khoáng dễ dàng hơn.
D. Chúng gây bệnh ở rễ và cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật.
4. Cây sẽ rơi vào trạng thái héo khi
A. lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra.
B. lượng nước hút vào bằng lượng nước thoát ra.
C. lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra.
D. lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.
5. Đâu không phải là vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
B. Bổ sung chất hữu cơ cho cây trồng.
C. Bổ sung vi sinh vật làm tăng độ màu mỡ của đất.
D. Là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể thực vật.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
1. B |
2. D |
3. B |
4. C |
5. D |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. HS nào nhanh tay và trả lời đúng sẽ được tuyên dương hoặc nhận quà. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời HS xung phong trả lời. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
1. Hãy giải thích ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây trồng đang được vận dụng trong thực tế.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4. Quang hợp ở thực vật.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Sinh 11 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn